Sau đặt stent (ống kim loại) 24 giờ, bệnh nhân Lê Thị Tiến (52 tuổi💙, Quảng Ninh) có thể tập ăn cháo, đồ mềm lỏng. Kết quả chụp X-quang bụng kiểm tra sau 48 giờ, stent dạ dày mở rộng qua khối u. Các bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tiến hành rút ống thông trên thành bụng khi người bệnh ăn được hoàn toàn. Bệnh nhân được theo dõi trong 24 g𒅌iờ tiếp theo và ra viện vào đầu tháng 8 với sức khỏe, tinh thần ổn định. Qua một tháng, cô Tiến hiện hồi phục sức khỏe nhờ có thể ăn uống và tiếp tục được điều trị hóa chất bổ trợ.
Cô Tiến kể lại, trước đó, bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội chẩn đoán cô mắc ung thư dạ dày gây hẹp môn vị (tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị🌠 cản trở hoặc đình trệ), tổn thương ung thư xâm lấn vùng bụng. Bác sĩ không thể phẫu thuật do khối u quá lớn, chỉ đặt một ống xông vào ruột để bơm thức ăn nuôi cơ thể.
Khối u chèn ép toàn bộ dạ dày khiến cô liên tục nôn và không thể ăn qua đường miệng. Thể trạng ngày càng suy kiệt, gầy sút 18 kg trong vòng 2 tháng, chân ống xông còn liên tục chảy dịch nên cô đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Cô được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày xác định tình trạng bệnh. Kết quả cho thấy, khối u trong dạ dày phát triển thành khối loét sùi, thâm nhiễm cứng toàn bộ hang vị, làm hẹp hoàn toà💜n dạ dày khiến toàn bộ thức ăn không đi xuống được ruột, gây bán tắc ruột.
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy cho biết, với trường hợp ung thư dạ dày tiến tr🐭iển xâm lấn gây hẹp môn vị, phẫu thuật không có hiệu quả hoặc khó thực hiện, nhất là người bệnh suy kiệt, phương pháp đặt stent dạ dày qua nội soi giúp giải quyết tình trạng 🐓tắc nghẽn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với tình trạng của cô Tiến, bác sĩ cho cô nhịn ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và nội soi can thiệp đặt stent qua đường miệng. Chỉ hơn một giờ đồng hồ, các bác sĩ tiến hành đặt một stent dài 12 cm, đường kính mở tối đa 2,2 cm đi qua vị trí hẹp do khối u gây ra. Stent kim loại mở rộng trong dạ dày, thức ăn có thể lưu thông hoàn toàn xuốngﷺ ruột.
Trước đây, với người bệnh ung thư đường tiêu hóa như dạ dày không còn khả năng phẫu thuật, cần đưa ống 💝xông qua thành bụng vào ruột non để c൩ải thiện dinh dưỡng cho người bệnh. Tuy nhiên, thức ăn không ăn qua đường miệng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tiến sĩ Khanh cho biết thêm, đặt stent dạ d꧒ày là kỹ thuật ít xâm lấn, thường được thực hiện ở các nước tiên tiến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam còn ít áp dụng. Phương pháp được thực hiện trong thời gian ngắn nhưng cần có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.
Lục Bảo