Ông Nguyễn Xuân Sáu có tiền sử viêm tụy hoại tử, điều trị cách đây hai năm. Sau đó, ông thường xuyên đau bụng, cóﷺ lúc râm ran, đôi khi dữ dội. Bác sĩ tại Anh chẩn đoán ông có nang giả tụy kích thước khoảng 4 cm, phát triển chèn ép dạ dày, cho thuốc uống và hẹn tái khám định kỳ.
Lần này về Việt Nam thăm gia đình, ông đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT 768 lát cắt) của ông Sáu ghi nhận nang vùng thượng vị kích thước 9x10 cm. Hình ảnh siêu𝓰 âm c🔯ho thấy trong nang có nhiều mô hoại tử.
Ngày 11/3, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Hữu Tùng, Phó giám 🦋đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết đây có thể là một nang hoại tử tụy do biến chứng viêm tụy hoại tử trước đây của người bệnh.
Nang giả tụy là biến chứng muộn của viêm tụy cấp, viêm tụy mạn hoặc sau chấn thương tụy. Tình trạng này là ♊hậu quả của quá trình viêm và hoại tử ở tuyến tụy với biểu hiện tụ dịch bất thường ở vùng quanh tụy, tạo vách từ các mô xơ do viêm mạn.
Bác sĩ đặt stent dẫn lưu dịꦛch và mô hoại tử từ nang vào dạ dày cho ông Sáu. Dịch sẽ theo đường tiêu hóa ra ngoài. Kết hợp lấy mô hoại tử nội soi dưới hướng dẫn của siêu âm.
Hậu phẫu, sức khỏe ông Sáu ổn định, có thể ăn uống và đi lại bình thường, không còn đau, chướng bụng. Sau hai tuần, trải qua ba lần nội soi lấy mô hoại tử trong nang, ông được🐽 thay thế stent kim loại bằng stent nhựa nòng nhỏ, giúp dẫn lưu hết phần dịch còn sót lại.
Bác sĩ Tùng đánh giá ống stent nhựa nhỏ gọn nên gần như không ảnh hưởng đế𝓀n quá trình vận động và 🎃sinh hoạt của người bệnh.
Ông Sáu cần theo dõi sức khỏe và tái khám hànඣg tháng. Dự kiến rút ống stent ra sau hai tháng, khi dịch đã hết hoàn toàn.
Tùy vào kích thước, vị trí, tiến triển và triệu chứng của nang giả tụy, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. có kích thước nhỏ dưới 6 cm có thể tự khỏi sau khi điều trị bảo tồnꦜ. Nếu kích thước nang vượt quá 6 cm, đi kèm triệu chứng hoặc biến chứng cần🅠 phải dẫn lưu hoặc cắt bỏ.
Phương pháp đặt s🍰tent dẫn lưu dịch qua phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, ít biến chứng và không để lại sẹo cho người bệ🌜nh, theo bác sĩ Tùng.
Trường hợp không can thiệp kịp thời, nang tăng kích thước gây chèn ép, nhiễm trùng, tạo áp xe, tạo giả phình mạch, xuất huyết, t🐼hậm chí vỡ ra và gây nhiễm trùng. Khi dịch tụy tràn vào khoang bụng dẫn đến viêm phúc mạc hóa học (gây ra bởi các chất hóa học trong cơ thể có tính kích thích như máu, mật, nước tiểu...), dẫn đến nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng.
Bác sĩ Hữu Tùng khuyến nghị người có nguy cơ cao (như người sau khi điều trị viêm♋ tụy) cần theo dõi sức khỏe để can thiệp đúng thời điểm, phòng ngừa biến chứng. Người bệnh sau phẫu thuật nên sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nang giả tụy tái phát (nếu có).
Quyên Phan
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |