Nới biên độ và điều chỉnh "dáng đi" của tỷ giá lên xuống nhiều lần trong năm là hai trong số những khuyến nghị được chuyên gia Tô Trung Thành nêu trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2014 được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giới thiệu với chủ đề "Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu".
Biên độ tỷ giá hiện vẫn được Ngân hàng Nhà nước duy trì ở +/-1% từ tháng 2/2011. Hai năm nay, tỷ giá được giữ ổꦚn định nhưng không ít thời điểm đồng đôla trong ngân hàng được niêm yết kịch biên độ cho phép. Thậm chí có lúc (th𒀰áng 7/2013), hiện tượng hai tỷ giá xuất hiện trong nhà băng khi một số doanh nghiệp phải mua đôla ngân hàng cao hơn giá niêm yết. Vì vậy, các tác giả của bản báo cáo kiến nghị nhà điều hành nên nới rộng hơn biên độ dao động này cho các ngân hàng thương mại, để tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá trong giới hạn ổn định cho phép.
Giải thích thêm, nhóm tác giả thấy rằng việc 🍬giữ ổn định trong thời gian dài đã khiến tỷ giá bị dồn ép, nguy cơ phá giá và biên độ phá giá sẽ gia tăng khi kinh tế đảo chiều hoặc khi lãi suất trong nước giảm làm giảm nhanh chóng các dòng vốn đang tận dụng lãi suất trong nước cao. Ngoài ra, việc tỷ giá được ổn định quá lâu trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao so với thế giới cũng dẫn đến tiền đồng được định giá cao. "Từ đó, gây áp lực và nảy sinh tâm lý kỳ vọng tăng giá đồng ngoại tệ", nhóm nghiên cứu lo ngại.
Trao đổi với VnExpress, ông Trương Văn Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia - lại không đồng tình, với lý do biên độ dao động lớn hơn +/-1% có thể gây rất nhiều rủi ro cho thị trường ngoại hối. Thực tế, từ 2008 đến đầu 2011, biên độ tỷ giá của các ngân hàng thương mại được điều chỉnh rất nhiều lần, từ mức +/-0,75% đã có thời điểm lên +/-3% rồi thậm chí +/-5% (năm 2009). Ông Phước khi đó còn là Vụ trưởng vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước, cũng thừa n🐼hận mức biên độ cao này đã gây ra những biến động rất lớn trên thị trường và đề nghị phải giảm về 3% rồi 1% từ đầu năm 2011.
Về phần mình, bản thân các ngân hàng thương mại - những thành viên trực tiếp tham gia thị trường - cũng thấy không cần thiết phải điều chỉnh biên độ. Phó tổng giám đốc một ngân hàng phụ trách nguồn vốn và ngoại hối phân tích: "Biên độ tỷ giá càng lớn thì tính đầu cơ trên thị trường càng tăng. Khi đó, người ta sẽ kౠỳ vọn⭕g lợi nhuận ở mức cao hơn thay vì chỉ 1% và số người tham gia đầu cơ sẽ càng lớn hơn".
Trong khi đó, giới chuyên gia và ngân hàng lại rất đồng tình với ý kiến cho rằng nhà điều hành nên điều chỉnh tỷ giá lên xuống nhiều lần trong một năm. Hiện tỷ giá chính thức được duy trì ở 20.828 VND đổi một USD từ đầu năm 2012 và đến giữa năm 2013 mới điều chỉnh 1% lên 21.036 đồng. Sau một năm liền neo ở mức này, nhà điꦇều hành mới tăng 1% vào ngày 19/6 vừa qua. Tr👍ước đó, nhiều lần thị trường đã có những đợt sóng lớn, đôla ngân hàng lên kịch trần, tự do tăng mạnh.
Nhóm tác giả cũng dẫn ra thực tiễn cho thấy, ở một số thời điểm năm 2013 tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh và cao hơn nhiều thị trường chính thức liên quan đến tâm lý đồn đoán điều chỉnh tiền đồng (vào tháng 6/2013 và cuối năm khi Ngân hàng Nhà nước còn dư địa điều chỉnh tỷ giá theo công bố đầu năm). Vì vậy, để giảm thiểu tâm lý này, tác giả Tô Tဣrung Thành khuyến nghị điều chỉnh tỷ giá cần tránh xu hướng tăng đột ngột một chiều rồi giữ nguyên cả thời gian dài. Thay vào đó, cần tạo một khuôn khổ linh hoạt hơn bằng sự thay đổi tỷ giá chính thức có lên, có xuống với mức điều ch🐭ỉnh nhẹ với tần suất nhiều hơn.
Phó chủ tịc✤h Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Trương Văn Phước cho rằng đây là một đề xuất hay và hợp lý mà Ngân hàng Nhàꩵ nước nên cân nhắc. Theo ông, hai "dáng đi" phổ biến của tỷ giá là trườn bò theo biên độ (crawling bands) và trườn bò neo đậu từ từ (crawling peg). Thực tế, ông thấy, 2-3 năm qua, Ngân hàng Nhà nước vẫn lựa chọn cơ chế tỷ giá crawling bands rất hợp lý và khá thành công.
Tuy nhiên, ông Phước phân tích thêm, tỷ giá nên trườn bò từ từ, tăng giảm nhiều lần thành những bước nhỏ thay vì nằm yên 6 tháng, một năm rồi nhảy cóc lên một mốc mới. "🍸Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước vẫn nên xem xét và cân nhắc đề xuất này để cơ chế tỷ giá đáp ứng những yêu cầu trong phát triển nền kinh tế", vị lãnh đạo của Ủy ban Giám sát Tài chính nói.
Lãnh đạo một ngân hàng có thế mạnh về ngoại hối cũng ủng hộ việc điều chỉnh tỷ giá nhiều lần, ví dụ vẫn là điều chỉnh 1-2% cả năm nhưng chia thành nhiều đợt với những bước lên xuống rất nhỏ. "Tôi thấy đây là kiến nghị hay. Qua thực tế cho thấy, điều hành tỷ giá mang tính chất biến động theo thị trường sẽ làm giảm đầu cơ, tránh cho tâm lý, người tham gia trên thị trường tạo sóng, gây sức ép và đẩy tỷ giá lên cao rồi buộc điều hành phả🌺i buông", vị này nói nhằm đề cập tới hiện tượng giá mua bán đôla nhiều đợt tăng mạnh do kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá của thị trường.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn lưu ý, cơ chế tỷ giá này cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. "Ở thị trường tài chính mà thông tin bất đối xứng như Việt Nam, việc tỷ giá tăng từng ngày có thể tạo ra k𒊎ỳ vọng không hợp lý và gây ra bất trắc nên cần phải tính toán kỹ lưỡng", một chuyên gia về ngoại hối cho biết.
Ngoài ra, bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 cũng nhắc tới vi🎐ệc chính sách tỷ giá quá phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ và đề xuất nên cân nhắc lựa chọn chế độ tỷ giá theo một giỏ tiền tệ gồm nhiều đồng tiền mạnh khác như EUR, SDR, JPY... Tuy nhiên, bản thân Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng cách định giá VND theo một giỏ tiền tệ từ nhiều năm trước đây.
Thanh Thanh Lan