Tình báo Mỹ ngày 8/8 công bố báo cáo cho thấy Triều Tiên nhiều khả năng đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể gắn lên tên lửa đạn đạo. Giới chuyên gia cho rằng đây là một bước đột phá mới trong chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, bởi việc chế tạo và thu nhỏ đầu đạn hạt nhân vô cùng phức tạp, tốn kém, theo CNBC.
Chi phí cho một đầu đạn hạt nhân phụ thuộc vào quy trình sản xuất, vũ khí mang phóng và quy 🎶trình bảo dưỡng. Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đầu tư khoảng 1,1 đến 3,2 tỷ USD cho chương trình hạt nhân của mình, nhưng các chuyên gia khẳng định con số này chỉ là tương đối, do Bình Nhưỡng giữ kín mọi thông tin liên quan tới chương trình hạt nhân của mình.
Theo chuyên gia Geoff Brumfiel của NPR, việc chế tạo đầu đạn hạt nhân tương đối dễ dàng đối với Triều Tiên, nhưng thu nhỏ🧜 được đầu đạn như vậy để có thể gắn lên tên lửa đòi hỏi𝓀 công nghệ rất phức tạp với nguồn kinh phí khổng lồ.
"Đầu đạn hạt nhân thông thường phải chứa rất nhiều thuốc nổ để kích hoạt chuỗi phản ứng hạt nhân nên chúng thường rất nặng. Nhưng để gắn lên tên lửa, đầu đạn phải có kích thước nhỏ, đủ nhẹ để ph꧂óng được tới mục tiêu", Brumfiel nói.
Chuyên gia này cho rằng các kỹ 🥃sư Triều Tiên có thể đã tìm được phương án loại bỏ bớt thuốc nổ hoặc vật liệu hạt nhân trong đầu đạn để giảm trọng lượng và kích thước nhưng vẫn đảm bảo phản ứng hạt nhân diễn ra sau vụ nổ.
"Triều Tiên đã 5 lần thử hạt nhân. Các nước khác có thể thu nhỏ đầu đ🍷ạn sau số lần thử ít hơn, nên việc🐈 họ thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân vào thời điểm này là hợp lý", Brumfiel nhận định.
Chính phủ Mỹ nhận định Triều Tiên đang sở hữu tới 60 đầu đạn hạt nhân, dù một số chuyên gia độc lập cho r🦹ằng con số thực tế sẽ thấp hơn. Nếu Bì🐻nh Nhưỡng thực sự sở hữu 60 đầu đạn, mức giá trung bình của mỗi đầu đạn sẽ vào khoảng 18-53 triệu USD.
Trong khi đó, chương trình hạt nhân của Mỹ mang lại thốnಌg kê đáng tin cậy hơn. Cᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhuyên gia quân sự Stephen I. Schwartz cho rằng Washington đã bỏ ra 5.000 tỷ USD để phát triển và duy trì kho vũ khí nguyên tử kể từ năm 1940.
Hiện chính phủ Mỹ đang có khoảng 6.800 đầu đạn hạt nhân, nhưng nước này chưa chế tạo đầu đạn mới nào sau thập niên 1990. "Hầu hết các đầu đạn cũ đều được đại tu để kéo dài niên hạn hoạt động", tiến sĩ Lisbeth Gronlund, đồng giám đốc C♚hương trình An ninh Toàn cầu thuộc Hiệp hội Các nhà khoa học Có quan tâm (UCS) tại Mỹ, cho biết.
Kho bom nguyên tử B61-12 với 400-500 quả đang trải qua quá trình kéo dài tuổi thọ trị giá 9,5 tỷ USD, khiến chi phí đꦚại tu mỗi quả B61-12 lên tới khoảng 20 triệu USD. Trong khi đó, đầu đạn W80 có giá tới 75 triệu U🐻SD, bao gồm cả chi phí vận hành và duy trì phi đội oanh tạc cơ B-52 cho chúng. Tiến sĩ Gronlund dự đoán Washington sẽ phải chi 250 tỷ USD cho chương trình vũ khí hạt nhân trong vài thập niên tới.
Tử Quỳnh