Đơn hàng là hộp thực phẩm chức năng gần một triệu đồng. Chị Hoa nhờ shipper gửi ở bảo vệ nhưng bị từ chối. ''Em không thể đợi chị mãi được'', shipper thúc giục. Cuối cùng người đứng chờ, người p🌃hải chạy xe giữa trưa hè tháng 7 để nhận hàng, ai cũng mệt mỏi, khó chịu.
Trước đó, trong nhóm chat của chung cư Quỳnh Hoa nhiều người phàn nàn với ban quản trị về tình trạng mất đồ do shipper mang đến. Baജn quản trị ra thông báo các đơn hàng gửi tại sảnh phải ghi rõ tên, số phòng nhưng cuối cùng bảo vệ vẫn từ chối nhận hàng hộ cư dân.
Sau khi đội nắng về, Quỳnh Hoa trách bảo v🔯ệ gây khó dễ khiến mình và shipper đều vất vả. Người bảo vệ nói không được trả lương để giữ đồ cho cư dân. "Cư dân mất đồ là chửi um lên, bóng gió là bảo vệ lấy trộm. Tội gì chúng tôi phải ôm việc vào người rồi bị mang tiếng", bảo vệ giải thích khiến Quỳnh Hoa đuối lý.
Tình trạng mất đồ khi gửi ở sảnh phổ biến ở các khu chung cư, gây xáo trộn cuộc sống của người dân. Khảo sát của VnExpress với hơn 1.000 độc giả, hơn 70% cho biết chung cư nơi họ sống từng xảy ra tình trạng mất đồ gửi ở sảnh (33% thường xuyên, 41%𓆏 thỉnh thoảng).
Anh Huỳnh Hữu Phương, thành viên ban quản trị tòa chung cư hơn 5.000 cư dâꦑn ở Nhà Bè, TP HCM thỉnh thoảng lại nghe cư dân than thở về việc mất đồ khi gửi ở sảnh.
"Dù bảo vệ tòa nhà không có nghĩa vụ phải giữ đồ cho cư dân, nhưng nhiều người khi mất kéo xuống sảnh làm um lên. Có người kêu đơn hàng của họ 3 tr✨iệu, 5 triệu rồi bắt đền, nhưng ai kiểm chứng đư𝕴ợc", anh Hữu Phương nói.
Ở một chung cư ở Nam Từ Liêm, chị Nguyễn Bích Hằng (45 tuổi) chưa mất đồ lần nào nhưng cũng gặp rắc rố🔯i vì tình trạng này.
Trưa đầu tháng 7, mẹ con chị Bích Hằng đang꧅ ngủ thì nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Vừa mở cửa, chị thấy vợ chồng, con cái của gia đình ở tầng dưới mặt hùng hổ đợi sẵn, tố con trai chị lấy trộm đồ của họ ở sảnh chung cư. "Bảo vệ đã check camera, thấy con nhà chị lấy gói hàng của nhà tôi", chị này cáo buộc. Ồn ào giꦚữa trưa khiến hơn chục hộ ở cùng tầng đều bị đánh thức, ngó ra xem.
Giữa trưa, cả hai nhà cùng kéo xuống đề nghị bảo vệ kiểm tra lại camera. Hóa ra con trai chị và kẻ trộ💞m nhận đồ cùng một thời điểm, bảo vệ nhìn nhầm con chị lấy đồ của gia đình tầng dưới. Chị Bích Hằng trách bảo vệ và gia đình kia mấy câu rồi ai kéo về nhà đó. "Tự nhiên không đâu ôm cục tức vào người, mất giấc ngủ trưa. Cả tầng ai cũng hỏi, lại phải giải thích", chị nói.
Tiến sĩ Trương Hoàng Trương, trưởng khoa Đô thị học, ĐH ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚKhoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM cho rằng mất đồ ship đến là một trong những vấn 💞đề mới phát sinh khá nhiều ở các chung cư khi dịch vụ giao hàng ngày càng phát triển. Trong khi đó, cư dân vì lý do nào đó không thể nhận trực tiếp, đành gửi lại sảnh hay bảo vệ.
Mất đồ gây thiệt hại cho cư dân và rắc rối cho bảo vệ hay ban quản trị chung cư. Tuy nhiên, phần lớn các khu chung cư chưa có quy định, chế tài nào về việc bảo ꦚvệ hay ban quản trị phải chịu trách nhiệm bảo đảm tài sản của cư dân được gửi ở đóꦫ. "Chủ yếu vẫn do cư dân chưa có ý thức bảo vệ tài sản của mình, để kẻ xấu có cơ hội lấy mất đồ", ông nói.
Đồng quan điểm, anh Huỳnh 🌊Hữu Phương cho rằng việc mất đồ ở sảnh chung cư lỗi đầu tiên phải do cư dân không biết bảo vệ tài sản của mình. "Chúng tôi đã quán triệt với bảo vệ là không nhận đồ giúp cư dân, nếu có, chỉ là thỏa thuận cá nhân của họ với nhau, không liên quan đến ban quản tꦉrị", anh Hữu Phương nói.
Theo ông Trương, giải pháp khả thi nhất hiện nay để đảm bảo tài sản cho cư dân là ban quản trị kết hợp với dịch vụ giao hàng và cư dân xây dựng một bản thỏa th𝓡uận. Cư dân trả khoản chi phí để bảo vệ giữ đồ nhận từ dịch vụ giao hàng giúp mình. "Lúc đó, họ sẽ được hưởng quyền lợi, không còn lo mất đồ, đồng thời thực hiện trách nhiệm trả phí", ông nói.
Theo khảo sát của phóng viên VnExpress, nhiều chung cư đã áp dụng cách thức như ông Trương gợi ý, liên kết với đơn vị giao hꦬàng và cư dân, xây dựng tủ đồ thông minh để khi có hàng gửi đến, shipper mở tủ đặt vào, khóa. Cư dân là chủ của tủ đồ sẽ nhận hàng khi về, không ph🌱ải vội vàng như chị Quỳnh Hoa hay lo lắng mất đồ.
Tuy vậy, anh Hữu Phương cho rằng giải pháp này không khả thi với các chung cư đông dân như nơi anh đang sống. ''Chỗ tôi có tới 1.800 căn hộ, 5.000 cư dân, làm sao có đủ diện tích để đặt tủ đồ cho từng ấy hộ", anh nói. Hơn nữa, không phải cư dân nào cũng sẵn sàng chi tiền để đóng thêm một khoản phí dịch vụ. Giải pháp tốt nhất, theo anh Hữu Phương là cư dân nên nhận đồ ngay khi được shipper giao đến hoặc thỏa thuận với bảo vệ (lễ ♚tân) để nhờ (thuê) giữ giúp, với tư cách cá nhân.
Luật sư Trần Ngọc Thạch từng cho biết hiện nay ban quản lý các chung cư thường ký hợp đồng t🦩hỏa thuận với các hộ dân về thu phí đảm bảo an ninh trật tự. Thế nhưng thực tế, hầu như không có đơn vị vận hành nào đồng ý chịu trách nhiệm về việc mất tài sản xảy ra trong căn hộ của cư dân, kể cả đồ đạc như đồ ship, cư dân để ở trong khu vực chung cư.
"Việc này cũng dễ hiểu bởi không ban quản lý nào có thể kiểm soát được tài sản thuộc sở hữu riêng của cư dân", luật✨ sư nói.
Sau k💝hi phải đội nắng về nhà nhận đồ, chị Quỳnh Hoa ý kiến với ban quản lý chung cư mình ở, đề nghị tạo điều kiện cho cư dân được gửi đồ ở sảnh. Ban quản lý và bảo vệ thống nhất cho phép gửi đồ, nhưng không chịu trách nhiệm nếu món hàng bị mất. Cũng như lý giải của bảo vệ, họ nói không nhận lương để giữ đồ.
"Giải pháp này có cũng như không. Tốt nhất chỉ những món đồ rẻ hoặc bất đắc dĩ không ở nhà mới dám ꦰđể đó, chứ nếu đắt thì không ai dám bỏ🌺 lại'', chị Quỳnh Hoa nói.
Phạm Nga