Nhiều người dùng mạng xã hội tại Trung Đông hôm 14/11 chia sẻ những bức ảnh chụp các bộ phận còn nguyên vẹn của tên lửa Tamir trong lá chắn tầm ngắn Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel. Nó dường nꦍhư rơi xuống Dải Gaza sau khi quân đội Israel đánh chặn rocket của lực lượng dân quân tại đây hồi đầu tuần.
"Tôi tin đây là phần thân chứa đầu dò radar chủ động cùng ngòi nổ cận đích của tên lửa Tamir. Nó sẽ là một thiệt hại lớn nữa với Tel Aviv ngay sau vụ tên lửa đánh chặn Stunner bị nghi rơi vào tay Nga hồi năm ngoái", chuyên🔥 gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Tên lửa Tamir sử dụng đầu dò radar chủ động có độ nhạy cao cùng đường truyền dữ liệu để tăng khả năn✱g phát hiện, đánh chặn các mục tiêu nhỏ như đạn pháo phản lực (rocket) và đạn cối. Cụm thiết bị này dẫn quả đạn tới rất gần mục tiêu, trước khi ngòi nổ laser cận đích kích hoạt đầu nổ mảnh để tiêu diệt mối đe dọa.
"Chúng ta không biết đầu dò và ngòi nổ của Tamir được thiết kế như thế nào, nhưng nhà sản xuất mô tả nó 'rất độc đáo'. Hệ thống này cũng đượ𒈔c thu nhỏ tối đa nhưng vẫn có độ bền rất cao, bảo đảm chịu được gia tốc cực lớn khi quả đạn cơ động tới mục tiêu", Rogoway nói thêm.
Vòm Sắt là hệ thống phòng không tầm ngắn do hãng Rafael của Israel phát triển và hợp tác sản xuất với tập đoàn Raytheon Mỹ. Mỗi tổ hợp có giá khoảng 50 triệu USD, trang bị 20 đạn đánh chặn Tamir có tầm bắn tối đa 70 km. Tên lửa Tamir có giá 40.000-100.000 USD/quả, thường tự hủy khi bắn trượt mục tiêu để tránh gây nguy hiểm và ngăn c🔜ác bộ phận của quả đạn rơi vào tay đối phương.
Không quân Israel hôm 12/11 tiến hành cuộc không kích tiêu diệt Baha Abu al-Ata, chỉ huy cấp cao của phong trào dân quân Hồi giáo tại Dải Gaza. Các tay súng ở Dải Gaza đáp trả bằng cách phóng tổng cộng 200 quả rocket vào miền nam và miền trung Israel🍎, trong đó khoảng 190 quả bị hệ thống Vòm Sắt𓃲 đánh chặn.
Vũ Anh (Theo Drive)