Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa k🦂hoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột như di truyền, cấu tạo cơ thể, căng thẳng, 🦂chế độ ăn uống.
Khi đường ruột hoạt động bình thường, hệ vi sinh vật cân bằng giúp cơ thể xử lý và lấy năng lượng từ thực phẩm ăn vào, loại bỏ độc tố, chống lại bệnh và cải thiện tâm trạng. Có nhiều dấu hiệu cho thấy đường ruột✱ không khỏe, nhận biết sớm giúp thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, đi khám và điều trị nếu mắc bệnh.
Đau bụng: Đường ruột khó xử lý thức ăn và loại bỏ chất thải khiến🌜 bụng khó chịu, táo bón, tiêu chảy và ợ nóng.
Mệt mỏi, đầy hơi: Căng thẳng có thể dẫn đến rối loạn vận động đường tiêu hóa, trong đó có dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng khó tiêu. Tình trạng này kéo dài gây mất cân bằng꧟ trong đường ruột.
Bác sĩ Khanh dẫn nghiên cứu của Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận Quốc gia, Mỹ, cho thấy gần một nửa số người mệt mỏi dễ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Các rối loạn như IBS, vấn đề tiêu hóa carbohydrate, vi khuẩn phát triển quá mức trong ruột non và bệnh tiêu hóa khác như táo bón mạ𝐆n tính, celiac có thể dẫn đến đầy hơi.
Khó ngủ: Người khó ngủ, mất ngủ thường gặp vấn đề đường ruột. Phần lớn (serotonin chất ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ) trong cơ thể được sản xuất trong ruột. Khi có vi khuẩn hoặc viêm nhiễm trong ruột, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.
Khí quá mức: Xì hơi thường xuyên, khó chịu, đau 🦂bụng dữ dội có thể do phát triển quá mức hoặc thay đổi vi khuẩn trong ruột non, các rối loạn liên quan đến đường ruột.
Không dung nạp thực phẩm: Chất lượng vi khuẩn trong ruột kém khiến quá trình thức ăn gặp khó khăn.🤡 Điều này có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng.
Tăng hoặc giảm cân không kiểm soát: Khi đường ruột mất cân bằng, cơ thể khó hấp💟 thụ chất dinh dưỡng, tích trữ chất béo và điều chỉnh lượng đường trong máu. Giảm hoặc tăng cân có thể do vi khuẩn phát triển quá mức hoặc thiếu chất dinh dưỡng.
Đau nửa đầu: Đau nửa đầu có mối liên hệ với sức khỏe đư𒐪ờng ruột, nhất là khi triệu chứng đi kèm với buồn nôn 𒀰hoặc nôn mửa.
Thay đổi tâm trạng bất thường: Mất cân bằng đường ruột dẫn 𒉰đến viêm nhiễm trong hệ thần kinh, lo lắng, trầm cảm.
Bác sĩ Khanh khuyến nghị mọi người nên bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn uống như ăn sữa chua, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đường, ăn chậm nhai kỹ, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng, không hút thuốc... để cân bằng đường ruột. Người có các tr🗹iệu chứng trên nên đến bác sĩ khám sớm và điều trị phù hợp.
Lục Bảo
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |