Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 0,7-0,8% trẻ sơ sinh lúc chào đời mắc bệnh tim bẩm sinh. Ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác về tần suất tim bẩm sinh trong cộng đồng, song ước tính mỗi năm có 16.000-20.000 trẻ mắc bệnh tim bẩm✃ sinh.
Tiến sĩ Trương Thanh Hương, Trưởng Phòng C5 Tim mạch nhi, Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, các dị tật tim hay gặp ở trẻ như thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp eo ꦚđộng mạch chủ, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra, hẹp van động mạch phổi, không lỗ van ba lá, tứ chứng Fallot… Tim bẩm sinh là bệnh nguy hiểm nhưng hầ🙈u hết nếu được can thiệp sớm sẽ chữa khỏi hoàn toàn, trẻ có cơ hội trở lại với cuộc sống khỏe mạnh.
Trẻ mắc bệnh nên được mổ càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 5 tuổi. Thực tế có những dạ💫ng tim bẩm sinh phải mổ n🎉gay từ những tháng đầu sau sinh, nếu không bé sẽ tử vong. Không được mổ, bé biến chứng viêm phổi do thừa máu hoặc suy tim vì thiếu máu, có thể dẫn đến tử vong sớm.
Theo tiến sĩ Hương, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ mắc tim bẩm sinh 💧là cơ thể cò🌸i cọc, thể chất kém, chậm lớn. Trẻ sinh non, nhẹ cân có nguy cơ bị các dị tật tim bẩm sinh cao hơn. Bé sinh bình thường dễ phát hiện sớm bệnh nhờ một vài biểu hiện ban đầu. Chẳng hạn, trẻ khi bú hay khóc kèm theo biểu hꦰiện khó thở, hoặc chỉ bú được chốc lát là rời vú mẹ, thở nhanh hổn hển, cánh mũi phập phồng nhanh mạnh, cằn nhằn, cáu g💦ắt thì mẹ cũng cần để ý. Ngoài ra trẻ có thể bị tím môi khi bú hoặc khóc. Lớn hơn chút nữa thì bị viêm phổi hoặc chậm lớn.
“Nếu trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cácᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚh nghe tim, phát hiện tiếng thổi ở tim và các dấu hiệu bất thường khác”, tiến sĩ Hương nói.
Với tiến bộ của kỹ thuật siêu âm, phần lớn các ca tim bẩm sinh đều có thể đư🌜ợc phát hiện từ lúc thai nhi mới vài tháng tuổi.
Phương Trang