Khi lên cơn hen, phế quản sưng viêm, các cơ xung quanh đường thở co lại, niêm mạc phế qꦡuản sản xuất chất nhầy khiến diện tích lòng phế quản bị thu hẹp dẫn tới khả năng thông khí bị suy giảm trầm trọng gây ra khó thở. Triệu chứng của cơn hen sẽ thuyên giảm nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được kịp thời xử trí ban đầu tại nhà, cơn hen có thể đe dọa đến tính mạng.
Dấu hiệu cảnh báo cơn hen phế quản cấp
Các dấu hiệu 💖và triệu chứng của cơn hen cấp thường khác nhau ở mỗi người bệnh. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết nhất là khò khè, khó thở (hơi thở ngắn), đau hoặc nặng ngực, ho nhiều. Các dấu hiệu thường xuất hiện đột ngột, xảy ra sau một yếu tố kích thích như gắng sức quá mức, tiếp xúc với các chất gây dị🦩 ứng (như thuốc, thức ăn, bụi, hóa chất...), thay đổi thời tiết hay nhiễm virus hô hấp hoặc số đo lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) thấp.
Thạc sĩ, bác sĩ Thân Thị Ngọc Lan, Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, các dấu hiệu báo trước một cơn khó thở do hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi... Nếu nhận biết và điều trị kịp thời, triệu🔴 chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu ngón. Người bệnh sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức... thậm chí tử vong.
Xử trí ban đầu cơn hen phế quản cấp
Thạc sĩ, bác sĩ Thân Thị Ngọc 🌄Lan khuyến cáo, để hạn chế tối đa cơn hen phế quản cấp phải nhập viện hoặc gây nguy cơ tử vong, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý ngừng hoặc giảm các thuốc đang điều trị và tránh các yếu tố kích thích. Đồng thời, bệnh nh𝓰ân mang theo bình thuốc cắt cơn khó thở dù đang ở bất cứ nơi nào, kể cả khi bệnh đang được kiểm soát tốt.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu khởi phát cơn hen, việc cần làm đầu tiên là tránh xa những yếu tố làm cơn hen xuất hiện như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, mùi hóa chất... để tìm một nơi thoáng đãng. Sau đó, b𝐆ệnh nhân sử dụng thuốc cắt cơn khó thở cấp.
Với cơn hen phế quản nhẹ, bệnh nhân có thể xịt hít 2 nhát/lần; 20 phút sau tiếp tục xịt hít thêm 2 nhát nếu vẫn không giảm; 20 phút nữa tiếp tục ಌxịt hít thêm 2 nhát, nếu vẫn không giảm cần đưa người bệnh đến cở sở y tế.
Với cơn hen phế quản nặn🃏g (người bệnh lúc ngồi nghỉ cũng khó thở, nói không hết được nguyên câu, thở dốc), bệnh nhân xịt hít thuốc cắt cơn và đưa tới bệnh viện gần nhất.
Cơn hen phế quản đe dọa tính mạng (người bệnh tím tái, lú lẫn, vã m𝔉ồ hôi, không t💞hể nói chuyện được) cần gọi ngay xe cấp cứu, trong thời gian chờ đợi xe cần ngay lập tức xịt 2 nhát thuốc cắt cơn.
Cách ngừa hen phế quản
Bên cạnh sử dụng thuốc theo hướng dẫ❀n của bác sĩ, cá🐷c chuyên gia cũng đưa ra một số lời khuyên giúp kiểm soát và phòng cơn hen phế quản cấp.
- Tuyệt đối t💜uân thủ điều trị dự phòng hen theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ꦛngừng thuốc hoặc giảm liều thuốc điều trị dự phòng.
- N﷽gười bệnh nên cai thuốc lá và tránh phơi nhiễm thụ động với khói thuốc.
- Người bệnh hen được khuyến khích tích cực tập luyện, vận động để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh các bài tập cường độ mạnh, yêu cầu gắng s𒁏ức nhiều; nên tập các bài tập thở bụng, thở chúm môi, các bài tập thể dục thông thường.
- Tránh các loại thuốc có thể khiến bệnh hen nặng lên như thuốc꧂ kháng viêm không steroid hoặc thuốc chẹn beta dùng cho các bệnh lý tim mạch. Nếu người bệnh hen mắc hội chứng mạ🎐ch vành cấp, cần thông báo cho bác sĩ tim mạch biết tình trạng bệnh hen và cân nhắc lợi hại khi sử dụng thuốc chẹn beta chọn lọc cho tim mạch.
- Thực hiện chế độ ăn phù hợp, ăn nhiꦗều rau và trá👍i cây tươi, không dùng thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
- Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà như đun nấu bằng bếp than, bếp củi... hoặc🌳 phải có ống thông khí ra ngoài nếu sử dụng.
- Tránh hoạt động thể lực cường độ cao ở nơi có tình trạng ô nhiễm nặng, khi thời tiết quá lạnh hoặc độ ẩm thấp, hạn chế đến nơi đông người trong những đợt bùng ph⛎át virus gâꦦy bệnh đường hô hấp.
- Cần kiểm soát cảm xú❀c, việc cười to, khóc, giận dữ hoặc sợ hãi không kiểm soát có thể khởi phát triệu chứng bệnh nếu người bệnh không dùng thuốc kiểm soát hen. Việc kiểm soát cảm xúc có thể được cải thiện bằng các bài tập thư giãn hoặc hít thở phù hợp.
- Tiêm vaccine phòng cúm mỗi🐷 năm một lần nhằm giảm các cơn hen cấp tính.
- Tiêm vaccine phòng phế cầu, vaccine phòng ho gà nếu chưa tiêm♔.
Anh Ngọc