Tiến sĩ, chuyên gia tâm lý Phạm Mạnh Hà cho biết những năm gần đây trầm cảm ngày càng phổ biến, có thể coi là căn bệnh của xã hội hiện đại khi cuộc sống khiến con người có nhiều c𒁏ăng thẳng, lo lắng.
Trầm cảm là bệnh lý có diễn biến phức tạp, sau những cảm xúc buồn bã, mệt mỏi, có thể dẫn đến 🍒ý định tiêu cực như tự tử.
Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm có thể là cú sốc tinh ꦚthần, sang chấn tâm lý, áp lực công việc học hành, sự nghiệp khó khăn, phụ nữ sau sinh. Đôi khi đây là hậu quả của tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Người bệnh thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, gặp ác mộng, thức dậy sớm hoặc muộn, ♌mệt mỏi, uể oải, chán nản hoặc cáu gắt, vui buồn bất chợt ...
Thạc sĩ, bác sĩ Lưu Quốc Khải, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, cho biết trầm cảm đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ🍒 mang thai lần đầu. Nó thường diễn ra trong vòng 3 tháng đầu sau sinh, khiến bệnh nhân không kiểm soát hành vi, xuất hiện ảo thanh như nghe thấy tiếng nói trong đầu hoặc ảo giác. Trầm cảm gây nên chứng mất ngủ, tức giận, rối loạn nhịp tim, bồn chồn, hành vi cảm xúc bất thường, thậm chí làm hại con mình. Do đó, phụ nữ sau sinh rất cần được hỗ trợ từ phía gia đình, người thân và bác sĩ.
Đàn ông bị căng thẳng, testosterone cơ thể sản xuất ở mức cao nếu kéo dài cũng dẫn đến suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương. Đối với phụ nữ, tâm lý bất ổn sẽ không kiểm s♉oát được h🧜ành động. Khi đó, tế bào não bị thiếu oxy làm cho cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ...
"Nếu phải chịu sự căng thẳng quá mức, bạn có thể bị mất trí nhớ và co rút não trước 50 tuổi, cơ thể mất dần hệ miễn dịch, thậm chí rơi ꦺvào trầm cảm", bác sĩ nói.
Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài gây chán ăn hoặc một số hiện tượng như táo bón, tiêu chảy, nôn, đau bụng, buồn nôn... do gan phải hoạt động nhiều. Tì🔯nh trạng này ảnh hưởng đến cơ thể sản xuất dịch tiêu hóa làm tăng nguy cơ ợ nóng và chua, đau dạ dày.
Bệnh trầm cảm nếu không được can thiệp kịp thời sẽ trở thành mạn tính. Người bệnh giảm khả năng tự chăm sóc b⭕ản tꩲhân, thường xuyên nghĩ về cái chết. Người bệnh còn có thể gây nguy hiểm cho người khác bởi những suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng tự tử của mình.
Có nhiều cách điều trị trầm cảm, bao gồm dùng thuốc và trị liệu tâm lý, hành vi. "Quan trọng nhất là duy trì giấc ngủ ngon", bác sĩ Khải nói.𝐆 Hạn chế dùng thuốc, lạm dụng thuốc dễ ♍gây tác dụng phụ. Khi có dấu hiệu trầm cảm cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Nên có lối sống lành mạnh, tập thể dục, yoga... để giải tỏa căng thẳng. Đi d🍨u lịch, dã ngoại cùng gia đình, bạn bè. Sống cởi mở với mọi người xung quanh, đồng thời cân bằng công việc, quản lý thời gian. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin cải thiện chức năng hệ miễn dịch cơ thể.
Thùy An