Bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh, K🔯hoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM), cho biết quá trình tăng trưởng chiều cao chia thành nhiều giai đoạn, trong đó h🌞ai giai đoạn sự tăng trưởng diễn ra vượt trội là 0-2 tuổi và tuổi dậy thì. Dù nhanh hay chậm thì giai đoạn nào cũng quan trọng và phụ huynh cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, thể dục thể thao của bé.
"Thông thường, từ 4 tuổi trở đi, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ và đi khám sớm nếu có bất thường", bác sĩ✤ Ngọc Anh khuyến cáo.
Nhiều yếu tố chi phối sự phát triển chiều cᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚao của trẻ như di truyền, dinh dưỡ𓃲ng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt thể dục thể thao, thiếu hormone tăng trưởng... Trong đó, yếu tố di truyền là không thể thay đổi. Cũng có trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao nhưng không xác định được nguyên nhân gọi là chậm tăng trưởng vô căn.
Riêng nguyên nhân chậm tăng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng chiếm tỷ lệ khoảng 1/3000 - 1/4.000. Đây là một trong những lý do quan trọng ღdẫn đến trẻ em chậm phát triển, rất khó nhận biết.
Theo bác sĩ Ngọc Anh, trong cơ thể người, hormone tăng trưởng được tiết ra từ tuyến yên ở não, đóng vai trò quan trọng lên sự phát triển của hệ cơ xương, quyết định chiều cao của cơ thể. Đồng thời, hormone tăng trưởng còn tác động lên chức năng chuyển hóa bao gồm sự phân bố dịch, chuyển hóa lipid, prorein, cacbohydrate, sức cơ và hệ tim mạch. Thiếu hormone này ở trẻ có thể đơn độc hoặc đi kèm với sự thiếu hụt các hormone tuyến yên ไkhác, dẫn đến sự tăng trưởng chậm bất thường.
Hầu hết trẻ chậm tăng chiều cao đơn thuần thì biểu hiện bên ngoài không đặc biệt ngoài việc bé không tăng hoặc tốc꧑ độ tăng chiều cao chậm (khoảng dưới 4-6 cm/năm). Trẻ thiếu hormone tăng trưởng ở thể nhẹ🌄, dù không ảnh hưởng sức khỏe nhưng chiều cao hạn chế có thể gây mặc cảm, tự ti. Trẻ thiếu mức độ nặng có thể gây những biểu hiện như giảm sản vùng mặt giữa, tay chân nhỏ, bộ phận sinh dục nhỏ ở nam... Do vậy, phụ huynh nên theo dõi sát chiều cao của bé, nếu thấy tốc độ tăng trưởng dưới 4-6 cm mỗi năm thì nên đi khám ngay.
Trẻ chậm cao do thiếu hormone tăng trưởng phải được khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ nội tiết nhi. Trẻ sẽ được bác sĩ hỏi về tiền sử lúc sinh, các bệnh lý, tiền sử gia đình, tốc độ tăng trưởng chiều cao. Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng tăng trưởng thông qua các chỉ số chiều cao, cân nặng, đối chiếu với các giá trị tham chiếu trên biểu đồ tăng trưởng. Trẻ cũng được chụp Xquang xương bàn tay khi có chỉ định để được ꧟đánh giá tuổi xương. Những trường hợp nghi ngờ chậm tăng trưởng chiều cao sẽ được hướng dẫn các bước xử trí tiếp theo, bao gồm việc xét nghiệm máu để định lượng chính xác hormone tăng trưởng và một số hormone liên quan khác trong cơ thể.
Nếu không được điều trị, trẻ thiếu hormone tăng trưởng có chiều cao trung bình chỉ 135-145 cm, thấp hơn nhiều so với chiều cao tối đa có thể đạt được. Nếu trẻ được chẩn đoán chính xác là chậm caꦯo do thiếu hormone tăng trưởng thì sẽ được tư vấn điều trị bổ sung, tốt nhất là điều trị trong khoảng 4-13 tuổi. Các chế phẩm hormone tăng trưởng hiện nay là một loại hormone tái tổ hợp, sử dụng bằng đường tiêm dưới da với dụng cụ tiêm đặc biệt.
Sau 3-6 tháng điều trị, trẻ sẽ được đo lại chiều cao và xét nghiệm máu để đánh giá kết quả và chỉnh liều thuốc nếu cần. Trẻ đáp ứng với điều trị sẽ tăng chiều cao 8-12 cm mỗi năm. Khi đến tuổi dậy thì, trꦰẻ sẽ được đánh giá lại xem có tiếp tục bổ sung hay ngưng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang tầm soát miễn☂ phí nguy cơ chậm tăng trưởng chiều cao cho trẻ chưa dậy thì, so với độ tuổi. 🦩Bác sĩ khám miễn phí vào sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần t𒁃ừ ngày 11 đến 26/12, đăng ký qua điện thoại 0786709375 trước ngày 19/12.
Lê Phương