Theo kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chíꦺ JAMA Network Open, các nhà khoa học phát hiện hơn 50% bệnh nhân ung thư đại trực tràng khởi phát sớm có biểu hiện chảy máu đường tiêu hóa hoặc có máu trong phân. 40% có triệu chứng đau bụng quặn thắt không rõ nguyên nhân. 27% bệnh nhân đã thay đổi thói quen đại ti🍷ện.
Phân trong máu có thể báo hiệu các vấn đề đường tiêu hóa khác, không phải ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ở người bị chảy máu đường tiêu hóa, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng 5 đến 54 l﷽ần. Ở người bị đau bụng, tỷ lệ mắc bệnh tăng 1,3 đến 6 lần.
Tuy nhiên, bệnh nhân thường được chẩn đoán rất muộn, tính từ🧸 kh൲i gặp các triệu chứng này.
"Những bệnh nhân trẻ tuổi có thể gặp phải các dấu hiệu bất thường liên tục, nhưng☂ trì hoãn việc đến bác sĩ. Họ thường nghĩ mình 🍷còn quá trẻ để lo lắng về bệnh ung thư, hoặc không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như bảo hiểm y tế", nghiên cứu nêu rõ.
Các nhà khoa học cho biết, ngay cả khi đã đi khám, cả bệnh nhân và bác sĩ đều coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của 🦂triệu chứng, không nhận ra các tín hi꧂ệu lâm sàng của ung thư. Theo nhóm nghiên cứu, chảy máu trực tràng ở người trẻ thường được coi là tình trạng lành tính hơn, như bệnh trĩ.
Cácꦚ nhà khoa học tin rằng nghiên cứu mới cho thấy sự cần thiết của việc sàng lọc ung thư sớm và vai trò của các bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán ung thư.
Nghiên cứu mới đưa ra ba câu hỏi dựa trên các phân tích về ung thư đại tràng khởi phát sớm. Đầu tiên, các chuyên gia xác định triệu chứng và dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh nhân ung thư, sau đó tìm mối liên quan giữa các triệu chứng này vớ🎃i nguy cơ mắc bệnh. Cuối cùng, họ điều tra thời gian giữa lần xuất hiện triệu chứng đầu tiên và khi bệnh nhân được chẩn đoán.
Thực tế, các ♊xu hướng gần đây cho thấy tỷ lệ ung thư đại trực tràng ở người lớn tuổi đang giảm. Trong khi đó, tỷ lệ ung thư khởi phát sớm, ở người dưới 50 tuổi gia tăng nhanh chóng.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ ung thư đại tràng ở người dưới 55 tuổi tăng gấp đôi từ năm 1995 đến năm 2019, từ 11% lên 20%. Căn bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ꦍđối với nam giới dưới 50 tuổi, nguyên nhân tử vong thứ hai đối với phụ nữ dưới 50 tuổi. Tiến sĩ Folasade May, chuyên gia phòng ngừa ung thư, bác sĩ tiêu hóa tại UCLA Health ở Los Angeles, ๊cho biết những con số này "đáng báo động".
Mức tăng ung thư lớn đến nỗi vào nă🅺m 2021, Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Phòng ngừa Mỹ đã hạ độ tuổi khuyến nghị sàng lọc ung thư từ 5🐭0 xuống 45 tuổi.
Thục Linh (Theo News Medical Life Science)