Tại Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh Bất Động sản do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM tổ chức, chiều 14/2, nhiều chuyên gia đề nghị bắt buộc ♉tất cả giao dịch bất động sản đều phải thông qua sàn, trừ trường hợp chuyển nhượng cho người cùng huyết thống hoặc tài sản thừa kế.
Ủng hộ đề xuất này, độc giả Concobebe nhận định: "Với tư cách là người dân có đóng góp nhiều GDP cho xã hội, tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất mọi giao dịch nhà đất phải qua sàn. Thứ nhất, với sàn giao dịch bất động sản công khai niêm yết sẽ tránh được tình trạng khai giá thấp hơn nhiều lần🐬 tại các phòng công chứng tư nhân. Thứ hai, giúp nhà nước quản lý được nguồn thuế, hạn chế hoạt động trốn thuế. Thứ ba, đề xuất này sẽ tạo ra công bằng cho xã hội, khuyến khích mọi công dân học tập và làm việc tạo ra của cải vật chất, hơn là ăn xổi ở thì, lê la quán cóc để nghe ngóng ai bán đất, mua đất".
Đồng tình với quan điểm trên, bạn đọc Phạm Văn Thông chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng, giao dịch thông qua sàn sẽ giúp dễ kiểm soát giá cả, tránh thất thu thuế꧋ hơn. Mặc dù bên cơ quan thuế cũng có thông tin về giá cả nhưng là đơn vị không chuyên trách về bất động sản. Thế nên, đề xuất rất hợp lý. Nhưng nếu bắt buộc giao dịch qua sàn thì chi phí giao dịch cũng cần giảm xuống nhiều lần".
Cho rằng việc quy định mọi giao dịch bất động sản đều phải qua sàn là một giải pháp hiệu quả ở nhiều mặt, độc giả Bạn Đọc nêu ý kiến: "Vấn đề đưa giao dịch nhà đất lên sàn sẽ giúp tránh thất thu thuế, kiểm soát giá bất động sản♔, bảo vệ lợi ích của người mua và người bán... Hiện tại, mua bán theo thỏa thuận, nhưng khi kê khai thì giá thấp hơn rất nhiều so với giá giao dịch để đóng thuế ít (giá 10 tỷ nhưng kê khai 1 tỷ). Việc kê khai này cũng có nguy cơ lừa đảo dẫn đến nhiều hệ lụy sau này. Còn mua bán thông qua môi giới cũng có nhiều trường hợp bị đôn giá cao lên để kiếm lời, dẫn đến giá trị bất động cao hơn giá người bán đề ra. Những bất cập này sẽ được giải quyết nếu đề xuất trên được áp dụng".
>> Đầu cơ đất không phải giao dịch 'win - win'
Với quan điểm trái chiều, bạn đọc Hoang Nguyen Duc đặt dấu hỏi về những hệ lụy nếu mọi giao dịch nhà đất phải thông qua sàn: ﷽"Việc mua bán qua sàn không giải quyết tận gốc được vấn đề. Vì:
1. Sàn bất động sản khác sàn giao dịch chứng khoán. Bất động sản muốn chốt giao dịch còn nhiều yếu tố khác ngoài giá, như phong thủy, thân quen hay không để ưu tiên bán, đàm phán giá... Như vậy, bên bán và bên mua vẫn phải gặp trao đổi trực tiếp nên vẫn thỏa thuận ngầm được. Thế nên, đề xuất này không giải quyết được tính minh bạch của giao dịch.
😼2. Sàn bất động sản cũng không hoạt động miễn phí được vì còn phải nuôi cả bộ máy điều hành. Vậy nó sẽ làm chi phí giao dịch bất động sản tăng theo.
♊3. Sinh ra sàn giao dịch bất động sản còn làm tăng thủ tục hành chính, ảnh hưởng quyền tự quyết của người dân trong thực hiện các giao dịch. Bên cạnh đó, sẽ sinh ra tiền lệ sau này cho các cơ quan, ban ngành khi yêu cầu hàng hóa nào cũng bắt qua sàn giao dịch (ôtô, xe máy...)".
Trong khi đó, độc giả Iluxman lo ngại đề xuất này có thể khiến phát sinh thêm nhiều chi phí không cần thiết: "Chúng ta đang loay hoay ghìm giá bất động sản✱ nhưng nếu quy định mọi giao dịch nhà đất phải thông qua sàn thì sẽ lại tạo ra thêm một loại phí nữa. Đặc biệt, loại phí này chẳng có liên quan gì đến quá trình mua, bán bất động sản hiện tại.
💯Bản chất thị trường nhà, đất hiện tại ở Việt Nam hoàn toàn khác với bản chất của thị trường chứng khoán. Nếu muốn lập sàn giao dịch, thì nên cân nhắc làm hẳn sàn giao dịch đúng bản chất của nó, đẩy mạnh các công cụ hỗ trợ để sao cho các sản phẩm bất động sản được giao dịch nhanh, khuyến khích người bán đưa bất động sản vào sàn giao dịch vì có thể bán được nhanh hơn, với mức gia mong muốn. Tương tự, người mua cũng thấy lợi khi tìm nguồn bất động sản phong phú từ sàn.
𝔉Điều cần nhất là phải khuyến khích được người giao dịch bằng cách chứng tỏ thế mạnh của sàn bất động sản, khi đó mọi người sẽ tự nguyện giao dịch nhà đất qua sàn. Thời buổi kinh tế thị trường, hãy để mọi người tự do lựa chọn thị trường, giao dịch nào có lợi và thuận tiện nhất cho mình. Ví dụ như các sàn giao dịch thương mại điện tử hiện tại luôn tồn tại song song với thị trường truyền thống. Người mua, bán thấy thị trường nào có lợi và thuận tiện thì sẽ tự quyết định theo đúng khái niệm kinh tế thị trường ".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.