Có nhiều lý do khiến bạn đau khi nhai như sâu răng không được điều trị đã ảnh hưởng đến dây thần kinh, áp xe răng, tụt nướu... Khi viêm xoang, các mô niêm mạc xoang bị viêm nhiễm, cũng khiến những chiếc răng ở gần vùng xoang đó bị💞 đau. Người bệnh nên đến nha sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn có cảm giác đau khi nhai.
Sâu răng
Sâu răng và các vấn đề liên quan như viêm nướu, áp xe răng... là những nguyên nhân phổ biến gây đau khi nhai. Bạn có thể có cảm giác đau nhói khi cắn một miếng thức ăn và/hoặc cảm giác đau có thể tiếp tục sau bữa ăn. ✤Bạn còn dễ nhạy cảm với thực phẩm nóng, lạnh; kèm hôi miệng, sốt, nhức đầu, sưng tấy. Trong trường hợp áp xe nặng hơn do vi khuẩn gây bệnh như liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn, người bệnh cần điều trị sớm để tránh nguy hiểm.
Nứt răng
Khi răng bị nứt không được điều trị thì vết nứt ngày càng lớn và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ thăm dò theo dõi tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị. Nếu cơn đau âm ỉ, đau nhói kéo dài, răng có thể đã bị nhiễm trùng và có thể cần phải lấy tủy răng. 𒆙Để tránh đau khi nhai, bạn nên đến nha sĩ thường xuyên (khoảng hai năm) để kiểm tra. Nha sĩ có thể giúp xác định các dấu hiệu ban đầu của bệnh răng miệng và thay đổi lối sống phù hợp để bạn không gặp phải tình trạng khó chịu.
Tắc nghẽn hoặc viêm xoang
Kích ứng xoang do dị ứng hoặc nhiễm trùng cũng có thể gây đau hoặc khó chịu khi nhai. Dị ứng mũi và xoang có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và công việ♌c thường ngày,🔥 khiến bạn không ngon giấc.
Trường hợp viêm xoang nhiễm trùng có thể tự khỏi mà không cần điều trị (nhất là đối với nguyên nhân do virus). Tuy nhiên, nếu viêm xoang do vi khuẩn kéo dài hơn 10 ngày𓃲 và, hoặc các triệu chứng đặc trưng (như chảy dịch màu vàng xanh, đau quanh mũi,꧟ đau khi nhai...) trầm trọng hơn thì bạn nên thăm khám sớm. Bác sĩ có thể kê kháng sinh để điều trị.
Ung thư miệng
Ung thư miệng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn nghiêm trọnౠg nhất cần lưu ý, nhất là ở những người có tiền sử nhai trầu, hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu. Chúng thường biểu hiện dưới dạng bạch sản - những đốm hoặc mảng trắng dày, dễ nhận thấy bên trong miệng. Ung thư miệng cũng có thể dẫn đến lung la𒉰y răng hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc miệng, dẫn đến đau hoặc khó chịu khi nhai.
Phát hiện ung thư miệng càng sớm càng tốt và có thể được điều trị bằng phẫu thuật🦩, hóa trị và xạ trị. Nhiều phương pháp điều trị hiện đại gần đây như liệu pháp miễn dịch, thuốc nhắm mục tiêu cũng có thể được sử dụng.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm do trục trặc của khớp nối (liên kết giữa hai xương) kết nối xương hàm dưới với một phần của hộp sọ được gọi là xương thái dương. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ, nhất là trong độ tuổi từ 20 đến 40. Chấn thương do tai nạn hoặꦉc chơi thể thao, viêm khớp, chứng nghiến răng mạn tính, căng thẳng, đau cơ xơ hóa và lệch vị trí trong khꦗoang miệng... là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các triệu chứng rất đa dạng. Triệu chứng đau hoặc khó chịu khi nhai rất phổ biến, bên cạnh đau đầu hoặc cổ, cứng hàm, mặt chảy xệ.... Người bệnh có thể chườm nóng, dùng thuốc giảm đau⭕ không kê đơn, ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cải thiện ♛bệnh.
Ăn các thức ăn cứng như táo, cà rốt... có thể gây đau, nhất là khi chúng ta già đi. Nhiều người cảm thấy đಌau khi cắn thức ăn, nhất là thức ăn cứng hoặc có nhiệt độ quá cao do răng đang nhạy cảm. Để tránh bị đau, bạn nên lứu ý khi nhai, n💫hai thật chậm và tránh nhai trực tiếp lên răng bị đau. Bạn nên đi khám nha sĩ nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn.
Kim Uyên
(Theo Eat This, Not That)