Cách đây một tuần, chỉ có mỗi việc nhỏ mà chồng đánh tôi không thương tiếc. Chả là nhà tôi bán hàng tạp hóa nên lúc nào cũng phải tranh thủ thời gian. Lúc vắng khách thì tôi dọn dẹp ⛎nhà cửa, cơm nước, hôm đó khách đến mua đông quá, 11h trưa tôi vẫn không thể dứt ra để nấu cơm cho chồng.
Chồng tôi từ liếc xéo, đến lừ🎃 lừ đi vào trong nhà không nói gì, rồi mẹ chồng tôi thêm câu: “Ở nhà quanh quẩn bữa cơm mà không lo được cho chồng, đúng là đoảng vị”. Nghe tới đó, chồng tôi chẳng nói chẳng rằng ꦛchạy ra túm tóc đánh túi bụi vào đầu tôi. Chưa thỏa, anh lấy gạch đập vào mặt khiến tôi bị chảy rất nhiều máu, may hàng xóm đến can ngăn kịp nên tôi đã thoát thân.
Trước kia, khi bị đánh tôi luôn nhịn nhục, làm mọi thứ vì chồng, nhưng chồng tôi chỉ nghe lời mẹ và em gái. Theo tôi biết thì họ ghen ghét tôi vì tôi là người kiếm được nhiều tiền. Tôi không muốn tiếp tục một cuộc sống như thế này, phải giải quyết như thế nào? (Hiền Mai)
Trả lời:
Chào chị. Chúng tôi đang rất lo lắng cho sức khỏe của chị. Hiện tại sức khỏe của chị thế nào rồ꧙i? Chị đã đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị những thương tích do chồng gây ra chưa? Chúng tôi xin chia sẻ với hoàn cảnh mà chị đang phải trải qua!
Có lẽ không một người phụ nữ nào kh🧸ông cảm thấy đau khổ khi sống với một ông chồng bạo lực như vậy. Chồng chị có hành vi đánh đập vợ dã man như thế là vi phạm Luật phòng chống bạo lực gia đình, đi ngược lại chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tình trạng đó nếu tiếp diễn sẽ khiến chị bị tổn thương nặng nề cả về vật chất lẫn tâm lý, thậm chí tính mạng của chị cũng có nguy cơ bị đe dọa.
Hơn nữa, nếu vợ chồng chị đã có con thì cháu khó có sự phát triển bình thường về tâ🐬m lý khi sống trong một gia đình bạo lực như vậy. Thực tế chứng minh có nhiều đứa trẻ sống trong gia đình có bạo lực diễn ra thường xuyên thường có những biểu hiện tâm lý tiêu cực như tự ti, giao tiếp kém, sống thu mình, nảy sinh tâm lý sợ hoặc coi thường cuộc sống gia đình. Tệ hơn nữa là chúng có thể lây nhiễm thói bạo lực dẫn đến vi phạm pháp luật (hành hung, giết người...).
Nếu chị còn yêu chồng, còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này, hãy tìm cách để anh ta thay đổi. Chị nói luôn nhẫn nhịn, làm mọi thứ vì chồng, nhưng꧙ thực tế thì điều đó chỉ khiến anh ta được đà lấn tới, ngày càng cư xử tồi tệ với chị hơn. Vì thế có lẽ chị cần có những biện pháp cứng rắn hơn, nói chuyện một cách thẳng thắn, cương quyết những mong muốn của mình. Không được chị hãy làm đơn tố cáo lên công an, chính quyền địa phương nhờ sự trợ giúp của họ để chống lại bạo lực.
Chị nói bị mẹ chồng và em chồng ghen ghét vì chị kiếm được nhiều tiền, vậy thì hãy thử tìm hiểu xem, đó có phải là nguyên nhân chính không. Ngoài nó ra còn có nguyên nhân nào khác để꧅ có phương án giải quyết mâu thuẫn triệt để, tránh là🌜m ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Nếu chị đã cố gắng hết sức m🧔à chồng vẫn không chịu thay đổi, đã đến lúc đặt ra câu hỏi: Một người chồng bạo lực, ba phải, không có lập trường như thế có thể mang lại hạnh ❀phúc cho mẹ con chị hay không? Chị có nên tiếp tục sống cùng anh ta hay không? Nếu ly hôn lúc này thì chị đã chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, vật chất để làm chủ cuộc sống sau ly hôn hay chưa?
Ngoài ra, chị nên trang bị những kỹ năng để bảo vệ mình trước thói bạo lực của chồng: Kêu to để người khác nghe thấy, kịp thời đến "giải vây"; lấy số điện thoại của những người có thể hỗ trợ kịp thời (người thân, cán bộ, tổ chức có thẩm quyền...); ghi nhớ địa chỉ và số điện thoại của nhà tạm lánh của các trung tâ♛m, tổ chức hỗ trợ cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở nơi gần nhất. Chúc chị sớm tìm l♒ại bình yên và hạnh phúc.
Chuyên viên tư vấn Trịnh Thu Hà
Trung tâm tư vấn tâm lý tình cảm Linh Tâm