Thoắt một cái, năm 2020, cái năm mà mọi người thường đùa nhau là "năm Covid thứ nhất" đã trôi qua. Tôi biết một năm đã qua là một năm khó khăn với rất nhiều người mọi tầng lớp: Người làm chủ thì kinh doanh đứt gãy, nhiều người phá sản. Người làm công thì bị cắt giảm giờ làm, bị sa thải. Người buôn bán thì ế ẩm⛎ triền miên...
Tôi còn nhớ sau Tết 2020, quay trở lại thành phố làm việc với tâm trạng vô cùng phấn khởi như mọi năm. Nhưng tôi không biết rằng có quãng thời gian khủng khiếp sắp xảy đến với mình. Đùng một cái, dịch Covid-19 đến, x♛ã hội đang yên ắng bỗng bị xáo trộn.
Thời gian cách ly xã hội một tháng hồi tháng 4 khiến nhiều người điêu đứng trong đó có tôi. Cౠông ty du lịch mà tôi đang làm không chịu nổi nhiệt đành đổ vỡ. Thế là mấy chục con người bỗng dưng rơi vào cảnh thất nghiệp. Thất nghiệp đồng nghĩa với không có lương. Với người giàu, họ có thể đặt câu hỏi "tiền nhiều để làm gì", nhưng với những người làm công ăn lương, không có tiền đồng nghĩa với đói.
Thật sự lúc đó tôi chỉ biết trách trời, trách đất, trách bản thân lựa chọn học và làm việc trong ngành nghề dễ bị tổn thương quá. Nhưng nghĩ đến việc mình còn trẻ, c🍷òn thì giờ và hơn hết là còn độc thân, chưa phải chịu trách nhiệm gì với ai thì tôi cảm thấy may mắn hơn nhiều người. Từ đó tôi thấy rằng bi quan khi đối mặt với khó khăn sẽ không là giải pháp tốt. Cứ ngồi đó than thở hay kể lể thì khó khăn cũng không tự động rút lui.
Thời gian nghỉ, hạn chế ra ngoài, tôi lên mạng mày mò học làm các loại bánh. Nhất là bánh dành cho người ăn kiêng. Tôi dùng số tiền còn sót lại của mình mua một chiếc lò nướng điện và nguyên liệu làm bánh. Tôi học cách nhào bột, cách nướng bánh chín đều. Mẻ bánh đầu tiên tôi chỉ dám ăn thử một mình. Mẻ thứ hai tôi mời hàng xóm ở cũng dãy trọ xung quanh. Mọi người k🐽hông chê thì tôi nghĩ đến việc mình sẽ bán được bánh.
Thế rồi tôi đăng bài bán bán lên Facebook. Những gì tôi nhận được là l🌠ike và bình luận của mọi người. Có đồng nghiệp còn nhắn tin tế nhị hỏi tôi có ổn k☂hông. Tôi trả lời rằng mình vẫn ổn. Phải đến bài đăng thứ năm, sáu gì đó thì tôi mới nhận được đơn hàng đầu tiên của mình.
Tôi nhớ sau khi trừ tất cả chi phí, tôi lời được 55 nghìn đồng. Tôi nghĩ mình đang đi đúng hướng và cứ thế mày mò 😼làm bánh, đăng lên mạng rao bán. Tôi học cách viết nội dung bán h▨àng sao cho hấp dẫn và khéo. Học cách giao tiếp với khách hàng. Hỏi họ ăn có ngon không, có gì thì cứ góp ý thẳng thắn, nếu con thì giới thiệu bạn bè giúp. Và nửa năm sau đó tôi vẫn ổn với công việc làm bánh, bánh bánh- một công việc mà tôi chưa từng nghĩ mình sẽ làm.
Tôi vẫn còn nhớ một câu in trong sách giáo khoa bộ cũ nói về thời gian: "Thời giờ thấm thoát thoi đưa/ Nó đi đi mãi không chờ đợi ai". Từ ngày có mạng xã hội, tôi thấy nhiều người Việt có thói quen tổng kết lại câu chuyện, hình ảnh đã xảy ra trong một năm rồi post facebook. Có người mua được ôt👍ô đẹp, có người mua thêm nhà, có người sinh thêm con, cưới vợ hoặc lấy chồng, cũng có người tiếc nuối về những rạn nứt trong chuyện tình cảm...
Bỏ qua việc cho đó là than nghèo kể khổ hay khoe khoang, tôi nghĩ việc tổng kết lại một năm cũng có cái hay của nó. Mạng xã hội giúp chúng ta lưu trữ những việc xảy đến với mình sau một năm, năm sau có thể lục tìm lại để xꩲem mình có khác gì với năm trước. Viết tổng kết cũng là dịp để xem mình làm được những gì năm qua và tự thảo trong đầu kế hoạch cho năm m꧑ới.
Tối cuối năm se lạnh, đi một vòng phố 💎phường tôi chợt thấy vài anh xe ôm công nghệ đậu xếp hàng trên lề đường chờ khách vẫn nở nụ cười, người bán hàng rong ngồi chờ khách, ánh mắt vẫn long lanh, tôi chợt nghĩ thật ra sống cũng dễ lắm chứ không khó như nhiều người nghĩ.
Cánh cửa này đóng thì cánh cửa khác sẽ mở ra, thíc🅺h nghi với hoàn cảnh là đức tính tốt của nꦯhiều người Việt ta.
Hằng Bùi
>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.