Thời gian chưa đến một năm, nhưng những thay đổi trong cách tiếp cận tiếng Việt làm dư luận dậy sóng hai lần. Một là cải cách "tiếng Việt" thành "Tiếq Việt" của PGS B🍸ùi Hiền, hai là phương pháp đánh vần c/k/q phát âm là "cờ" của GS Hồ Ngọc Đạ♊i.
Tôi xin nói rằng, ở ta, đã từ lâu vinh quang của những phát minh thuộc về các nhà khoa học là hiếm. Người ta có thể tán dương, ca tụng một anh nông dân chế𝔍 tạo máy phun thuốc trừ sâu, ca ngợi chiếc máy bay trực thăng tự chế của một lão nông, nhưng sẽ sẵn sàng chỉ trích kịch liệt những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học dù mình chưa hiểu hết về nó.
(Xem thêm: 'Tiếng Việt thành Tiếq Việt' và phản biện văn hóa)
Tôi chưa thấy ai ở trường thực nghiệm lên tiếng chỉ trích chương trình của GS Đại cả. Dĩ nhiên, một nghiên cứu khoa học sẽ chứa đựng sự thiếu sót. Nhưng cũng không phải hoàn toàn là những thứ vứt đi. Cần thời gian và nhiều ý kiến xá🎶c đáng để dần dần bổ túc nghiê🔜n cứu này. Chứ không phải là những lời ném đá như thế.
Rất nhiều người chưa phân biệt được tên của chữ cái và tên phiên âm của chữ cái đó mà vẫn c🤡hỉ trích. Họ chuyền tay nhau câu hỏi hết sức ngô nghê: "Mỗi cạnh của tam giác CQK sẽ đọc là 'cờ cờ, cờ cờ, cờ cờ' à?".
Tôi cho rằng chúng ta nên sử dụng quyền bức xúc và chỉ trích của mình thật đúng. Vì nếu không, sự chỉ trích mù quáng của các bạn sẽ làm các nhà khoa học "ngại" công bố nghiên cứu của mình mà thôi.
>> 'Bản nghiên cứu Tiếq Việt chưa được khảo sát kỹ'
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.