🔯Thời điểm cận Tết Nguyên Đán, tôi thấy nhiều chị em phụ nữ than phiền về việc không được về ngoại ăn Tết. Tôi nghĩ, có hai nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này: Thứ nhất, người chồng quá gia trưởng; thứ hai, phụ nữ thiếu độc lập tài chính.
💦Ở khía cạnh thứ nhất, tôi cho rằng, người phụ nữ khó có khả năng tự thay đổi được. Bởi để thay đổi bản tính của một con người không phải chuyện đơn giản, ngày một ngày hai mà cần có sự tác động từ nhiều phía để điều chỉnh tư tưởng và hành vi. Muốn vậy, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, nâng cao ý thức bình đẳng giới, xoa bỏ tình trạng "trong nam khinh nữ", nâng cao trình độ dân trí cho người dân.
♌Ở khía cạnh thứ hai, về vấn đề tài chính, tôi cho rằng đây là nguyên nhân trực tiếp nhất khiến người phụ nữ không được hưởng quyền bình đẳng trong gia đình. Người ta thường nói "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", khi bạn không có tiền, mọi quyền tự chủ, tự quyết đều khó có thể được đảm bảo. Nếu để ý, có thể thấy phần lớn những người phụ nữ than phiền về cảnh phải ăn Tết nhà nội năm này qua năm khác, không có khả năng lên tiếng đòi quyền lợi, hầu hết đều là những người phụ thuộc kinh tế vào chồng, không có công việc, sự nghiệp.
♑Do vậy, muốn công bằng Tết nội - Tết ngoại, trước hết, người phụ nữ phải độc lập, tự chủ về mặt kinh tế, không bị lệ thuộc tài chính vào chồng. Khi người vợ cũng đi làm, kiếm tiền, có sự nghiệp vững vàng, đủ sức "tự thân vận động", người chồng sẽ không thể áp đặt tư duy, ý chí lên họ. Khị bạn làm ra tiền, đương nhiên tiếng nói của bạn sẽ có trọng lượng. Khi bạn dám chia sẻ gánh nặng kinh tế với chồng, chồng sẽ phải có trách nhiệm chia sẻ quyền lợi với bạn.
ꦑĐể làm được như thế, trước tiên, chúng ta cần thay đổi ngay từ tư duy nuôi dạy con cái từ nhỏ. Nhiều gia đình vẫn có thói quen dạy con gái phải nhu mì, hiền thục, nữ công gia chánh, điều đó vô tình hình thành tính cách cam chịu, yếu đuối, phụ thuộc cho chúng sau này. Bởi vậy, để con gái tự chủ và có tiếng nói, bản thân mỗi cha mẹ cần hướng con thói quen tự lập ngay từ nhỏ. Đừng bao giờ dạy con theo kiểu chấp nhận làm phải yếu, lấy chồng phải theo chồng, "đội nhà chồng lên đầu mà sống"... Chính tư tưởng lệch lạc đó sẽ khiến phụ nữ càng thêm cam chịu, lép vế.
>> Trốn nhà đi Hội An vì bị Tết 'hành xác'
🍬Tôi lấy chồng đã được sáu năm, trải qua sau cái Tết (ba năm ăn Tết nhà nội, ba năm ăn Tết nhà ngoại). Để được như vậy, ngay từ lúc mới lấy chồng, tôi đã có thỏa thuận công bằng cho đôi bên. Tôi cũng đi làm kiếm tiền ngang ngửa chồng, ngoài ra còn sinh con, chăm con, lo chuyện nhà cửa hơn chồng, do đó khi tôi đề đạt nguyện vọng mỗi năm ăn Tết một nơi, chồng hoàn toàn không hề phản đối mà còn ủng hộ, nói giúp tôi trước mặt bố mẹ chồng.
♑Với tôi, Tết là dịp để gia đình đoàn viên, trong khi nội hay ngoại cũng đều có Tết, đều muốn con cái về sum vầy. Vậy nên chẳng có lý do gì, phụ nữ lấy chồng lại không được về nhà đẻ ăn Tết. Tôi lấy chồng chứ không phải bán thân, không có nghĩa mọi quyền lợi cá nhân đều phải từ bỏ hết. Điều cốt yếu là phải làm sao để cân bằng giữa hai bên.
🐬Cũng nhấn mạnh thêm rằng, việc ăn Tết nội - Tết ngoại không phải chuyện đấu tranh giành quyền lợi mà nó phải xuất phát từ sự tự nguyện, công nhận, bình đẳng. Muốn vậy, phụ nữ hãy chứng minh mình xứng đáng thay vì cãi cọ, đấu đá thèo kiểu "tại sao phải thế này?" "tại sao không thế kia?".
♐Hạnh phúc sẽ chỉ được hình thành dựa trên sự tự nguyện. Hy vọng Tết nội - Tết ngoại sẽ không chỉ là cuộc tranh giành mỗi năm mà sẽ là sự lựa chọn, sẻ chia giữa vợ và chồng.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.