Quốc lộ 2 dài 300 km kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Đông Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyêಞn Quang, Hà Giang. Tại các địa phương này, đường bộ vẫn là loại hình vận tải duy nhất, do vậy quốc lộ 2 luôn có lưu lượng phương tiện lớn, từ 3.500 đến 4.000 xe mỗi ngày, đa số là xe tải, xe khách.
Trong khi đó, đoạn từ Phú Thọ đến Tuyên Quang, Hà Giang đã xuống cấp, tiêu chuẩn đường miền núi cấp 4, mặt đường chỉ rộng 7 m, hai làn xe, nhiều đoạn độ dốc lớn, cua gấp nên dễ xảy ra tai nạn. Mới nhất là vụ xe container đâm ôtô giường nằm ở ﷽đoạn qua Tuyên Quang khiến 6 người chết, ngày 5/𝕴3.
Để giảm tải cho quốc lộ 2 và thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh phía Đông Bắc, Chính phủ 🐬đã ✅quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xây dựng cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ dài 40 km, 4 làn xe; cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang dài 165 km, 4 làn xe.
Tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ dài 40 km đã được tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ đầu tư, hoàn thành cuối năm 2023 sau 3 năm xây dựng, kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai. 🍸Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, 4 làn xe hạn chế, mặt đường 17 m, cho phép phương tiện lưu thông 🍌tốc độ đối đa 90 km/h. Sau khi hoàn thành, công trình này rút ngắn thời gian lưu thông Hà Nội - Tuyên Quang từ 2,5 giờ xuống hơn một giờ.
Hai tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang cũng lập dự án cao tốc để thuận tiện cho phương tiện lưu thông, giảm tải cho quốc lộ 2. Theo đó, cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang dài gần 105 km, trong đó 77 km thuộc Tuyên Quang và 27,5 km thuộc Hà Giang. Điểm đầu tại 🅺nút giao cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với quốc lộ 2D, thuộc xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Giai đoạn 1, dự án có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng, quy mô 2 làn xe, nhưng giải phóng mặt bằng 4 làn, chưa có làn dừng khẩn cấp mà bố trí các điểm dừng khẩn✨ cấp, dự kiến hoàn thành cuối năm 2025. Vốn đầu tư công từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tháng 5/2023, tỉnh Hà Giang đã khởi công đoạn cao tốc trên địa bàn tỉnh và đến tháng 10, tỉnh Tuyên Quang khởi công đoạn cò💎n lại. Tại lễ khởi công ở Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "dứt khoát phải hoàn thành dự án đúng tiến độ, chậm nhất là༺ cuối năm 2025".
Hiện nay công tác lựa chọn nhà thầu, bồ💯i thường, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 cơ bản đáp ứng tiến độ.
Hồi đầu năm, UBND tỉnh Tuyên Quang đề xuất phương án đầu tư mở rộng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang từ 2 lên 4 làn xe, thực hiện từ năm 2024 đến 2026. Theo đó, đoạn cao tốc qua tỉnh nàyꦆ dài 69 km dự kiến mở rộng 4 làn xe, nền đường rộng 25 m và đầu tư mới 7,3 km từ khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến𝓰 quốc lộ 2D, kết nối với cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ.
Tuyến đường sẽ có dải phân cách, làn dừng khẩn cấp, riêng đoạn qua Hà Giang vẫn giữ hai làn xe. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2 là hơn 7.430 tỷ đồng, tỉnh Tuyên Quang kiến nghị bố trí💫 từ nguồn vốn ngân sách trung ương.
Mới đây, tỉnh Hà Giang đề xuất xây dựng đoạn tiếp nối từ cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đến TP Hà Giang dài 39 k𝄹m. Dự án được đề xuất đầu tư quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 25 m.
Đoạn đường sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn vận tốc thiết kế 100 km/h, một số đoạn tuyến qua địa hình khó khăn vận tốc 80 km/h, tổng mức đầu tư dự𒐪 kiến 9.866 tỷ đ♌ồng từ nguồn vốn đầu tư công.
Ngoài ra, theo UBND 🅺tỉnh Hà Giang, đoạn tuyến quốc lộ 2 từ TP Hà Giang đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy dài 20 km đã đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, dân cư dọc tuyến thưa, không chịu áp lực giao thông, nꦓên chưa đề xuất mở rộng.
Việc nối thông toàn tuyến cao tốc Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy sẽ góp phần giảm tải quốc lộ 2, phục vụ người dân đi lại, lưu thông hàng hóa ꧂và phát triển du lịch trong khu vực.