Ngày Thần tài mua vàng về tích là quan niệm của rất nhiều người Việt vào mỗi d꧟ịp mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Xung quanh tôi, người người, nhà nhà cũng hối hả chuẩn bị tiền để mua vàng. Với không ít người, mua vàng ngày vía Thần Tài là một hoạt động mang hơi hướng tâm linh, mong cầu may mắn, tài lộc cho năm mới. Cá nhân tôi xin phép không bàn tới khía cạnh này bởi đó là tín ngưỡng của mỗi người, rất khó để nói đúng hay sai.
Trong bài viết này, tôi chỉ xin đề cập tới khía cạnh hiệu quả kinh tế trong hoạt động mua ꦦvàng tích trữ của người Việt. Tôi có người bạn năm nào cũng mua vàng ngày vía Thần Tài, ít thì 1-2 chỉ, nhiều thì 4-5 chỉ. Tích góp sau khoảng chục năm, số vàng bạn tích lũy đã lên tới vài cây vàng, trị giá vài trăm triệu đồng. Đương nhiên, số tài sản đó chỉ nằm yên trong tủ, không thể đem ra 🎃đầu tư gì khác.
Tôi thì khác, chẳng thấy hiệu quả đầu tư từ việc mua vàng tích trữ, nên quyết định dùng số vốn của mình đầu tư chứng khoán. Trải qua nhiều thăng trầm, có cả thành công lẫn thất bại, tới giờ tôi đã có trong tay cả chục tỷ đồng tiền lời từ chứng khoán. Như vậy, xét về mặt hiệu quả kinh tế, tôi hơn hẳn bạn, dù chẳng bao giờ c✨ó khái niệm cầu tài, khấn lộc.
Vàng tuy là một kênh đầu tư khá an toàn, tuy nhiên lại sinh lời rất ít, sau cả chục năm cũng chỉ dao động cùng lắm 50-60 triệu đồng một cây vàng. Nên bỏ tiền ra đầu tư vàng trong suốt một khoảng thời gian dài𒀰 như vậy, mà mức sinh lời chỉ có vài chục triệu đồng thì quả là quá ít. Xét trên khía cạnh một kênh đầu tư, đây rõ ràng không phải lựa chọn tối ưu.
Là một người trẻ, tôi chắc chắn sẽ không lựa chọn mua vàng ngày vía Thần Tài như nhiều người khác, vừa chịu giá cao, vừa lỗ nhiều hơn lời. Thay vào đó, tôi sẽ đem tiền đi đầu tư chứng khoán, tuy có rủi ro hơn, nhưng bù lại mức sinh lời sẽ cao hơn nhiều lần. Thị trường chứng khoán đầu năm cũng tưꦿơng đối sôi động, mở ra nhiều cơ hội đầu tư thành công. Mặt khác, nếu như dòng tiền đổ vào chứng khoán sẽ góp phần tác động tích cực đến thị trường và nền kinh tế thì nếu người dân ai cũng chăm chăm găm vàng tích trữ sẽ gây lãng phí nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
>> Đổ xô mua vàng ngày vía Thần Tài dù biết lỗ
Tâm lý xem vàng là một loại tài sản có tính tiết kiệm, đầu tư vẫn còn khá phổ biến tại nước ta. Việc tích trữ vàng trong dân vốn là một thói quen khó bỏ đối với người Việt vì đây được xem là một tài sản an toàn. Theo số liệu thống kê của Hội đồng Vàng thế giới, Việt Nam nằm trong top đầu những quốcﷺ gia trên thế giới về lượng tiêu thụ vàng trên đầu người. Theo ước tính của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam năm 2016, lượng vàng trong dân khoảng 500 tấn, tương đương hơn 20 tỷ USD. Con số đó chắc chắn còn tăng lên rất nhiều ở thời điểm hiện tại.
Vàng có giá trị quan trọng, gần như là một tài sản có khả năng chuyển đổi trong bất cứ nền kinh tế nào kể cả thị trường và phi thị trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tài sản dưới dạng vàng tồn tại trong dân rất lớn và không huy động được, vô tình kìm chân sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là tro꧙ng thời điểm rất cần vốn đầu từ để khôi phục kinh tế hậu đại dịch như hiện nay.
Mặc dù vàng vô cùng hấp dẫn nhưng trên thực tế không phải ai cũng nên bỏ tiền vào đây. Vài chục năm trở lại đây, đầu tư vào vàng thường kém lợi nhuận hơn so với chứng khoán. Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett cũng từng lên tiếng chê vàng, đưa kim loại này vào loại tài sản không hữu ích, bởi nó chẳng sản xuất hay làm ra lợi nhuận gì. Không giống như cổ phiếu khi có cổ tức hoặc thúc đẩy lưu thông nguồn vốn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, vàng chỉ nằm yên trong kho và khiến nhà đầu tư tốn thêm tiền phí trông coi.
Vậy, cớ sao không mạnh dạn thay đổi tư duy, chuyển từ tích lũy vàng sang đầu tư vào các lĩnh vực khác có tỷ suất inh lời cao hơn♉ và có ích hơn cho nền kinh tế - xã hội?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.