Tác động của đại dịch khiến kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều kỷ lục, nhưng là những kỷ lục thấp nhất. Nguyên nhân, theo các chuyên gia, phần lớn do sự đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu trên toàn cầu. Tuy nhiên, con số tăng trưởng thấp một phần còn do những "trụ cột" thay thế như đầu tư công không đạt như kỳ vọng.
Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách trong năm 2020 dự kiến gần 700.000 tỷ đồng, gồm 47🎃0.600 tỷ trong dự toán năm và 225.200 tỷ đồng chuyển tiếp từ năm 2019. Tuy nhiên, sau 6 tháng, con số thực hiện mới đạt khoảng 154.400 tỷ đồng, trong khi mức giải ngân chỉ hơn 122🌼.000 tỷ đồng.
Mức tăng so với cùng kỳ là cao nhất trong giai đoạn 5 năm, nhưng nếu so với dự toán năm, tỷ lệ thực hiện hoàn thành chỉ hơn 33%, mức thấp nhất từ năm 2007, còn mức giải ngân chỉ đạt gần 20% k🦩ế hoạch.
Chậm thực hiện vốn đầu tư công thực tế là vấn đề không mới và đã tái diễn trong nhiều năm. Lý do được đưa ra tại các hội nghị vẫn luôn là vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, sự lúng túng trong việc áp dụng chính sách, cơ chế chỉ định thầu cho tới tình trạng "trên nóng, dưới lạnh". Để giải quyết, quyết tâm của Chính 🐈phủ cũng được thể hiện qua nhiều văn bản đốc thúc hay việc "áp KPI" cho lãnh đạo các địa phương. Nhưng thực tế, bài toán này vẫn chưa t෴ìm được lời giải thỏa đáng.
Như tại Hà Nội, nhiều dự án xây dựng và mở rộng các tuyến đường như Văn Cao - Hồ Tây, Ngọc Hồi - Văn Điển, Hoàng Cầu - Voi Phục đã qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa thể hoàn thành. Hay như vốn ODA, nửa đầu năm nay chỉ 16 tỉnh, thành giải ngân được 10% vốn ODA, một tỉnh đạt tỷ lệ 15%, thậm chí có địa phương không giải ngân được đồng vốn nào. Là cấu phần quan trọng trong mục tiêu giải ngân 30 tỷ USD vốn đầu tư công nhưng đến nay, nhiều Bộ, ngành đang 𒆙xin trả lại vốn vì khôn🌞g thể giải ngân.
"Đó là một lời cảnh tỉnh", TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nói với VnExpress. Theo chuyên gia này, tăng trưởng từ nay đến cuối năm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư công. Vấn đề này càng quan trọng hơn khi diễn biến đꦺại dịch phức tạp trở lꦑại gần đây, khiến triển vọng phục hồi của hoạt động xuất - nhập khẩu trở thành biến số không chắc chắn.
"Khi các động lực tăng trưởng bên ngoài như xuất nhập khẩu hay dòng vốn đầu tư bị gián đoạn, n🅷ội lực trong nước như đầu tư công sẽ là giải pháp thay thế hiệu quả nhất. Nếu làm tốt, GDP năm nay có thể đạt ngưỡng 5%. Tuy nhiên chúng ta phải có giải pháp thực sự quyết l♏iệt", ông Thế Anh nhận xét.
Việc chậm thực hiện dòng vốn này, theo một số chu💦yên gia, sẽ gây ra nhiều hệ quả, trong đó tác động lớn nhất là ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Ngay từ đầu năm, khi những dự báo kinh tế có thể chịu đòn giáng mạnh do đại dịch, đầu tư công đã được nhắc đến như một giải pháp tích cực nhất thay thế cho các trụ cột tăng trưởng chịu ảnh hưởng.
"Đẩy mạnh giải ngân🤪 đầu tư công là giải pháp cấp bách và hiệu quả nhất để kích thích nền kinh tế", SSI Research nhận xét trong báo cáo giữa tháng 3 khi Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp. Theo nhóm phân tích, Việt Nam khó đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay, nhưng sẽ được bù đắp khi hàng loạt dự án hạ tầng bằng vốn đầu tư công bắt đầu lan tỏa sang các thành phần kinh tế.
Agriseco nhận xét, đầu tư công là "công cụ phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại". Lý do là nguồn vốn này tác động trực tiếp lên nhiều lĩnh vực như xây dựng, hạ tầng, vật liệu xây dựng, và giá🐬n tiếp lên các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra, đầu tư công còn𝓀 là giải pháp bù đắp sự thiếu hụt của dòng vốn tư nhân và FDI.
Tuy nhiên, từ kỳ vọng tích cực đầu năm, những số liệu sau 6 tháng đang cho thấy kịch bản tương tự những năm trước, ꧃khi nút thắt giải ngân vẫn chưa được xử lý.
Bên cạnh tác động về mặ💞t kinh tế, chậm vốn đầu tư công còn kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác tại những dự án. Việc chậm giải ngân cũng gây lãng phí lớn khi Chính phủ phải trả chi phí vốn cho nguồn tiền chưa được sử dụng.
Các dự án chậm trễ cũng khiến chi phí quản lý tăng, lãi trái phiếu vẫn phải trả và giảm hiệu quả đầu tư, chưa nói đến các hậu quả không đạt về lợi ích xã hội. Doanh ngh♉iệp, chủ đầu tư cũng p🍸hải gánh chi phí bị đội lên, việc làm giảm đi, nợ nần tăng thêm. Những tác động này khiến kỳ vọng ban đầu trở thành những thách thức, thậm chí là áp lực cho tăng trưởng.
Minh Sơn