Hiện nhiều chủ đầu tư lắp điện mặt trời ở trang trại nông nghiệp nhưng vì thiếu hướng dẫn chi tiết từ cơ quan quản lý nên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể ký hợp đồng mua bán, thanh toán. Trong khi đó, theo phản ánh của chủ đầu tư họ đã chi hàng chục tỷ đồng lắp đặt hệ thống điện mặt trời ở trang trại và e ngạꦕi sẽ thiệt hại nếu không nhanh c🌃hóng được ký hợp đồng, thanh toán.
Trả lời VnExpress, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo cho hay, theo Quyết định 13/2020, hệ thống điện mặt trời mái nhà là🍰 hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được💮 lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 1 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của bên mua điện.
"Nếu hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà của công trình xây dựng như nhà xưởng, trang trại trồng trọt, nhà lưới, nhà ở... đáp ứng🃏 các điều kiện của Quyết định 13 thì được xác định là hệ𝔉 thống điện mặt trời mái nhà", ông Dũng chia sẻ.
Khi đó, giá mua điện được áp dụng mức 8,38🤡 cent một kWꦜh (tương đương 1.943 đồng một kWh).
Tuy nhiên, thực tế phát sinh trường hợp ngoài lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà xưởng, khu văn phòng..., chủ đầu tư còn lắp hệ thống các tấm pin mặt trời trên khung đỡ làm mái che cho khu vực đường giao thông nội bộ hoặc trên khung công trình có lớp lưới che phủ khu vực canh tác. Đây cũng là hạng mục gây tranh cãi và khó khăn cho ngành điện, chủ đầu tư trong xác định loại hình đầu tư để áp giá mua♛ điện. Đại diện EVN cho biết, tới giờ họ vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể từ Bộ Công Thương dù đã có văn bản kiến nghị.
Với những hạng mục này, ông Dũng nói "không phải là điện mặt trời áp mái, và sẽ được xác định là điện mặt trời mặt đất nối lưới hoặc nổi". "Nếu không phải là điện mặt trời áp mái thì các loại điện mặt trời mặt đất, ho🔯ặc nổi phải đủ điều kiện về bổ sung quy hoạch, giấy phép hoạt động điện lực, thiết kế...", ông lưu ý.
Tức là, tại một công trình xây dựng có các hạng mục hỗn hợp sẽ được bóc tách từng hạng mục để xác định là điện mặt trời áp mái và điện mặt trời mặt đất hoặc điện mặt trời nổi. Giá mua điện theo đó sẽ tương ứng với từng loại hạng mục được xác định, với điện mặt trời má🀅i nhà là 8,38 cent một kWh (tương đương 1.943 đồng một kWh), điện mặt trời mặt đất 7,09 cent, khoảng1.644 đồng một kWh và điện mặt trời nổi 7,69 cent một kWh (tương đương 1.783 đồng).
Một chuyên gia về năng lượng nhận xét các hạng mục lắp pin mặt trời trên khung giá đỡ như trên "rõ ràng là điện mặt trời mặt đất nối lưới, chứ không thể gọi là điện☂ mặt trời áp mái để được hưởng giá FIT cao được". Ông nhắc lại nguyên tắc áp dụng cơ chế điện mặt trời mái nhà là giảm phụ tải trước khi bán điện dư lên lưới và không gây quá tải lưới hạ áp.
Theo ông, để rõ ràng, minh bạch và tránh hiện tượng lợi dụng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái, cơ quan quản lý cần hướng dẫn và bổ sung thêm quy định phụ tải bao nhiêu phần trăm (%) so với bán lên lưới được xác định là điện mặt trời áp mái ở các nông trại điện mặt trời dạng này. Như vậy cũng tránh gây thiệt hại cho ngành điện bởi "mục tiêu của các nhà đầu tư dạng này không phải phục vụ sản xuất mà muốn bán được giá cao cho EVN". Hiện mức chênh 🐼giá giữa điện mặt trời áp mái và điện mặt trời mặt đất khoảng 300 đồng một kWh (c♑hưa có thuế VAT).
Về khả năng truy hoàn sản lượng điện của các chủ đầu tư, Cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo cũng nói thêm, chủ đầu tư có thể được truy hoàn tới thời đ🧜iểm ký hợp đồng mua bán điện với EVN, nếu công trình hệ thống điện mặt trời mái nhà phù hợp 🎃với quy định pháp luật ở thời điểm đấu nối, chốt chỉ số công tơ và ghi nhận sản lượng điện.
Anh Minh