Gia đình tôi sống ở một thị xã nhỏ, gần đây các tệ nạn xã hội bắt đầu xuất hiện, tác động đến phần lớn bọn trẻ. Tôi chỉ có một đứa con tra𝄹i độc nhất. Dù được ba mẹ cưng chiều, mấy năm trước đây cháu vẫn là một đứa con ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi. Chỉ gần đây cháu mới có những biểu hiện khác t🔴hường, hay nói dối, học hành sa sút.
Điều làm tôi khó xử nhất là mỗi lần tôi nhắc nhở, nạt nộ cháu thì vợ lại bênh con vô lối, trách cứ tôi nóng nảy. Có một hôm cháu nói dối bố mẹ sang nhà bạn học, nhưng thực tế là đi chơi với bạn đến một giờ sáng mới về. Vừa thấy con tôi đã không kìm chế được, tôi lao ra và tát cháu. Vợ tôi thấy vậy hét lên và đòi viết đơn ly dị ngay trước mặt con. Tôi thật sự chẳng biết phải làm thế nào. (Nguyễn Văn Huy, Trà Vinh)
Trả lời:
Anh Huy thân mến,
Tâm sự của anh cũng là nỗi lo chung của nhiều phụ huynh hiện nay, khi tệ nạn xã hội đã len lỏi và xâm nhập vào học đườnℱg.
Ông bà ta thường nói "thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn". Trong giáo dục con cái, nhất là trường hợp như con trai anh thì vợ chồng anh càng phải đồng thuận hơn✨ về cách dạy dỗ, tránh tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", phản tác dụng trong giáo dục.
Lúc này anh cần bắt tay để làm “đồng ⛎minh thân thiện” với vợ. Chỉ khi hòa thuận, vợ chồng anh mới có ý kiến chung, cùng bàn bạc, chia sẻ để tiếp cận con. Muốn cảm hóa được cháu cần có thời gian, không thể ngày một ngày hai. Tình yêu thương, sự chăm sóc, thái độ ân cần chia sẻ và sự kiên trì của ba mẹ lúc này là hết sức cần thiết.
Đối với cháu trai, anh chị khéo léo hỏi han con, chịu khó lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc bê tha trong sinh hoạt. 🌟Bên cạnh tình yêu của người mẹ, người cha có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình hìn🎉h thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Gia đình cũng nên tìm hiểu, kết hợp với nhà trường và tùy vào tí🌟nh cách, tâm tư của cháu để có phương pháp dạy bảo, tách cháu ra khỏi môi trường xấu mà cháu đang tiếp xúc. Một điều anh nên nhớ là con mắc lỗi không phải chuyện lạ, điều quan trọng làꦯ cha mẹ phải giúp con mình nhận ra lỗi lầm để khắc phục khuyết điểm.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng
Tổng đài 1900 6233, Viện Tâm lý và🐻 Giáo dục Pháp luật