'Dạy con nghe lời hay để chúng tự nhiên khám phá?', độc giả Nguyen Tra My cho rằng nên có sự kết hợp tự do trong khuôn khổ:
"Tôi cũng là một bà mẹ để con được tự do, nhưng con tôi tự do trong khuôn khổ với điều kiện không làm ảnh hưởng tới cộng đồng ꦐvà người khác. Con tôi thuận tay trái nên được được viết tay trái, con có quyền ghét hay yêu một món đồ hay môn học nào đó, con được tự do làm điều mình muốn nếu không ảnh h𓆉ưởng tới ai.
Con được ăn uống trây trét, ăn bốc để cảm nhận đồ ăn nhưng chỉ ở nhà thôi, nếu đi tiệc hoặc ăn chung với nhiều người mà đòi hỏi, bới thức ăn sẽ làm mọi người khó chịu, không ai có nghĩa vụ phải chịu đựng vì nó là trẻ con. Con tôi cũng được chạy nhảy, chơi đùa thoải mái, nhưng ở khu vui chơi dành cho trẻ em, ở công viên, chứ không phải được tự do ở mọi nơi. Vô nhà hàng mà chạy nhảy, chơi đùa, r♎ượt nhau í ới, sẽ làm đổ đồ🦹 ăn ảnh hưởng tới nhân viên và khách của quán.
Tôi thấy nhiều cha mẹ thả lỏng con với câu thần chú: 'trẻ con mà, cứ để chúng thoải mái'. Con mình thì mình yêu nên thấy dù nó có quậy phá gì cũng dễ thương, chứ người ngoài ꦕkhông có nghĩa vụ ph🧜ải chịu đựng con bạn. Để con tự do nhưng đừng làm ảnh hưởng tới mọi người".
Đồng quan điểm, bạn đọc Hùng Sư Phụ cũng chia sẻ cách dạy con của mình: "Tôi là 🗹một người cha, quan điểm dạy con của tôi là: để con tự do một cách có kiểm soát, có uốn nắn. Cha mẹ phải giúp con biết được khả năng bản thân, giới hạn của các hành đ𝕴ộng, lời nói và trách nhiệm với chính mình, với cộng đồng mà con phải tuân thủ. Trẻ em ba, bốn tuổi sao hiểu được các khái niệm 'trách nhiệm hình sự', 'tổn thương người khác'... thế nên chúng ta phải dùng các lời lẽ giải thích, các hành động trực quan phù hợp để trẻ hiểu những gì cần phải làm, những gì không được làm. Từ đó, cha mẹ có thể giúp trẻ hiểu thế giới xung quanh và các chuẩn mực giới hạn.
Tuy nhiên, tôi nghĩ, điều quan trọng là chúng ta phải luôn để ý đến con, kịp thời giúp con rút kinh nghiệm sau mỗi hành động, lời nói để con hình thành tư duy 'nghĩ trước khi làm' ngay từ nhỏ. Hãy luôn đặt câu hỏi tại sao với trẻ và giúp con trả lời câu hỏi đó, giúp con liên kết các sự việc để tìm ra chuẩn mực chung của xã hội nếu cần thiết. Đó cũng là cách dạy trẻ từng bước tư duy để nhìn nhận, phân tích và đánh giá thế giới quan sao cho đúng đắn, chính xác, từ đó đưa ra các quyết định choꦦ bảnꦐ thân".
Tán thành quan điểm dạy con tự do trong khuôn khổ, độc giả Binhle nhấn mạnh: "Ch𝔍a mẹ nên đưa ra 🐈giới hạn chứ không nên nhất quyết phải làm ngược lại số đông. Cho con tự do khám phá nhưng nên đảm bảo những điều sau:
1. An toàn: trẻ con hiếu động, chỉ cần rời khỏi tầm mắt bạn vài giây ൲thôi thì cả đời bạn có thể sống trong dằn vặt, hối tiếc. Tôi từng chứng kiến các bé ở khu tôi chọc tay vào ổ điện, đuối nước, cửa kính nghiền nát tay...
2. Không làm phiền người khác: bạn có thể cho con khám phá bằng cách lặn ngụp trong sình, vẽ bẩn lên tường nhà mình, chạy nhảy la hét ầm ĩ trong nhà, như𝔉ng đừng bắt hàng xóm chịu đựng con bạn. Những 'tác phẩm nghệ thuật' trên tường nhà bạn có thể khiến hàng xóm nổi điên nếu một ngày đẹp trời lại xuất hiện trên trường nhà họ. Tự do nhưng đừng biến trẻ 𒁏thành đứa trẻ 'hoang dại' không đếm xỉa đến những cảm nhận của những người xung quanh.
3. Biết lắng nghe, quan tâm người khác: nhiều người quá quan tâm đến việc cho con tự do quyết định bất cứ điều gì mình làm, mà không cần bận tâm ai nghĩ gì. Điều này không hẳn tốt.𒉰 Dần dần, đứa trẻ sẽ không còn lắng nghe ai, nhất nhất cho mình là đúng. Thay vào đó, cha mẹ có thể đề nghị con🌼 chia sẻ, và lắng nghe quyết định của con, phân tích đúng sai để chúng lựa chọn".
>> Bạn dạy con nghe lời hay để chúng tự do khám phá? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.