Một lần, khi chia sẻ về các kỹ năng mềm cần thiết cho các loại nghề nghiệp khác nhau, tôi nêu ý kiến bác sĩ cần phải nói giỏi. Một người đã phản bác rằng bác sĩ thì c🃏ần "có tâm" chứ "dẻo mỏ" mà không có tâm thì không cần.
Chảꦇ lẽ cái sự nói chỉ là "dẻo mỏ" mà thôi? Có lẽ vì quan niệm như vậy mà người Việt thường hay lâm vào tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", để rồi bây giờ bao người phải đi học những kỹ năng mềm.
Chương trình học phổ thông ở Việt Nam không có môn nói. Chương trình học đại học ngành kỹ thuật mà tôi đã "nếm thử" cũng không. Trong khi ở Mỹ, trường đại học hay cao đẳng đều có môn nói (speech). Đây là một môn học bắt buộc, cũng giống như tiếng Anh (English). Mọi ngành đại học và cao đẳng ở Mỹ đều bắt buộ♍c phải học hai môn này.
Nói là một hành♉ động mà bất kỳ ai cũng cần và cũng phải làm. Ở phần lớn các công ty, nói là tối quan trọng. Cho dù công việc thuần về kỹ thuật như sửa xe thì cũng phải nói chuyện với khách hàng để hiểu vấn đề và giải thích mình sẽ làm cái gì. Công nhân đứng máy may cũng phải lắng nghe hướng dẫn và báo cáo tình hình làm việc, thông báo thông tin tới những công nhân khác trong dây chuyền sản xuất. Các công việc khá🌃c nữa thì càng cần hơn.
>> Nhiều đàn ông Việt thích đi nhậu vì giao tiếp kém
Vậy tại sao có nhiều người Việt lại dị ứng với mấy chữ "ăn nó♑i giỏi" như vậy? Có lẽ trong tiềm thức, "ăn nói giỏi" tức là nói lời đường mật, nhưng 💃hành động thì ngược lại. Câu tục ngữ như "mật ngọt chết ruồi" hay là "khẩu phật tâm xà" khiến nhiều người mặc nhiên rằng: Ai nói lời dễ nghe thì tâm địa không đáng tin.
Nói giỏi không phải là nói lời đường mật. Đó là khả năng truyền đạt thông tin khiến người nghe hiểu rõ ràng. Như đối với bác sĩ, khả năng ăn nói gồm có hai phần: biết được là mình nên nói gì cho bệnh nhân và nói điều đó bằng ngôn ngữ giúp bệnh nhân có thể hiểu đ🌌ược.
Nếu khả năng ăn nói của nhiều người tăng lên, công việc cũng suôn sẻ hơn. Nhiều nhà tuyển dụng kêu gào nhân viên mới sao cái gì cũng không biết, cũng phải hỏi. Nhưng họ không nghĩ rằng những người phụ trách "training" có thể không biết nên nói cái gì để cho nhân viên mới 🔥đỡ phải hỏi?
Chuyện không coi trọng khả năng ăn nói cũng dẫn tới một hệ lụy là giáo dục rối rắm. Không phải chương trình học hay các bài thi rắc rối, mà các giáo viên, với những bài giảng ngắc ngứ, người thì đưa học sinh vào giấc ngủ, kẻ lại tiễn tâm hồn các em ra ngoài cửa sổ.
>> Đồng nghiệp lên chức trưởng phòng vì giỏi nhậu ꦫnhẹt
Học sinh h🧸iện nay không được dạy cách nói thuyết phục, đừng nói tới chuyện ăn nói trước đám đông. Khi các em học sinh đó thi vào trường sư phạm, những bài giảng về phong cách sư phạm đã trễ.12 năm trên ghế nhà trường đã bị lãng phí, các em học sinh có biết nói năng là gì đâu.
Khi mới bước vào năm thứ nhất đại học ở Australia, tôi được mở rộng tầm mắt khi nhận ra tầm quan trọng của cái sự nói. Năm đầu chúng tôi phải học một lớp sơ lược về thiết kế xã hội, tức là thiết kế ꧋một công trình với các vấn đề liên quan tới con người. Hôm đó, mỗi người phải đưa ra một ý kiến là nên dùng phương tiện gì để di chuyển các công nhân quanh một nhà máy lớn.
Một sinh viên khi đó đã dùng cây bút vẽ vào bảng trắng hình chiếc xe bus và mấy cái vạch tượng trưng cho hành khách, nhanh chóng giải thích về hiệu quả chuyên chở của xe bus. Trong khi tôi thì mư🀅ớt mồ hôi lắp bắp về lịch trình di chuyển, khả năng chứa ngౠười của từng loại phương tiện. Cách trình bày quá rắc rối nên chả ai buồn nghe, tôi thì được một bài học về cái sự "ăn nói giỏi".
Giờ thì tôi chỉ mong chương trình giáo dục đưa môn nói vào để phổ cập cho các eওm học sinh phổ thông.
Ông bà ta có câu, học ă♔n, học nói, học gói, học mở. Vậy mà sao chỉ thấy nhà trường cứ hô mãi khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn". Để rồi môn Văn trở nên buồn ngủ và sau 12 năm ra trường các em học sinh V🐓iệt Nam lại phải bỏ tiền đi học mấy "kỹ năng mềm", thật là hoang phí.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.