Chị Hoài thường bị ▨co giật mạnh mỗi khi ăn uống, xoay cổ nhẹ. "Nếu lỡ há to miệng thì cơn co giật điếng người như điện giật", chị nói, thêm rằng nhiều thá🐽ng liền chị không dám nhai, chỉ húp cháo và ăn đồ loãng.
Chị được bác sĩ ở một bệnh viện chẩn đoán đau dây thần kinh số 9 do xung đột với động mạch vùng tiểu não. Triệu chứng giảm sau khi dùng thuốc, sau đó co giật tăng nặng, chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Kết quả chụp MRI 3 Tesla và khảo sát luồng xung đột mạch máu thần kinh sọ não của chị Hoài cho thấy động mạch vùng tiểu não có hai nơi chèn ép vào dây thần kinh số 9. Bác sĩ chỉ định mổ để tác🌱h xung đột mạch máu𒀰 và dây thần kinh.
Các dùng kính vi p🅘hẫu có chức năng chụp huỳnh quang 3D thế hệ mới, khả năng phóng đại cao, hình ảnh rõ nét. Để tiếp cận dây thần kinh số 9, bác sĩ phải đi vào vùng góc cầu tiểu não chứa nhiều cấu trúc quan trọng (tĩnh mạch đá, hệ thống dẫn lưu, xoang ngang, các dây thần kinh 5, 7, 8, 10,11...).
Vị trí chèn ép nằm cách vỏ não khoảng 5-6 cm. Bác sĩ sử dụng thêm thiết bị nội soi chuyên dụng, luồn vào những ngóc ngách sâu hơn trong não. Sau đó, tiến🔥 hành tách dây thần kinh số 9 ra khỏi hai vị trí bị động mạch tiểu não chèn ép bằng một miếng đệm chuyên dụng (teflon). Miếng đệm này có tác dಌụng ngăn chặn mạch máu ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Sau mổ một ngày, chị Hoài đỡ đau hơn nhiều, ăn, uống, nói, cười được. Ngày thứ ba, bệnh nhân nhai không còn dấu hiệu đau, hết co giật, sức khỏe hồi phục tốt. Dự kiến xuất viện sau một tuần🍒 điều trị và tái khám định kỳ.
Bình An
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |