Hôm 24/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc dạy hai môn Khoa học tự nhiên (gồm nội dung môn Lý, Hóa, Sinh), Lịch sử và Địa lý, gọi chung là môn tích hợp. Hướng dẫn mới được đưa ra sau khi Bộ nhận nhiều ý kiến của giáo viên, nêu các khó khăn trong việc dạy môn này, chủ yếu là do chưa có giáo✅ viên chuyên trách.
Với môn Khoa học tự nhiên, Bộ đề nghị các trường phân công giáo viên có chuyên môn phù hợp với nội dung, theo mạch chương trình. Thầy cô chủ trì môn học ở mỗi lớp sẽ phối hợp với các giáo viên khác để kiểm tra, đánh giá và thống nhất điểm số của🌸 học sinh.
Còn với môn Lịch sử và Địa lý, các trường có thể bố trí dạy Sử và Địa đồng thời, tức không cần phải dạy hết Sử mới dạy đến Địa mà có thể dạy song song trong cùng một khoảng thời gian.♏ Việc kiểm tra,✱ đánh giá cũng thực hiện theo từng đơn môn.
Thầy Nguyễn Cao Cường, hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội, c🧸ho rằng nhiều trường cũng đang dạy tích 🦹hợp theo mạch chương trình hoặc dạy song song từng đơn môn. Điểm chung là giáo viên môn nào phụ trách môn đó, số lượng thầy cô có thể dạy tích hợp rất hạn chế.
Ví dụ, môn Khoa học tự nhiên do các giáo viên Hóa, Lý, Sinh cùng giảng dạy, thay vì chỉ cần một giáo viên đảm nhiệm, tương tự với môn Lịch sử và Địa lý. Việc ra đề kiểm tra, chấm điểm cho học sinh c🍸ũng do các giáo viên thỏa thuận, phân chia nhau.
"Nhìn chung với những trường đã có giải pháp dạy tích hợp ꧑trong mấy năm qua thì nội dung hướng dẫn này không mới", thầy Cường nói.
Tuy nhiên, ông Cường đánh giá văn bản mới của Bộ hướng dẫn rất chi tiết. Điều này được thểꩲ hiện trong phần phụ lục, đề cập rõ số tiết và nhiệm vụ của từng giai đoạn.
Ngoài nội dung chuyên môn, Bộ hướng dẫn chi tiết việc phân công nhân sự phụ t🐷rách môn. Chẳng hạn việc kiểm tra,🦋 đánh giá hai môn tích hợp nêu rõ hiệu trưởng phải "phân công giáo viên phụ trách môn học ở mỗi lớp".
"Hướ💛ng dẫn chi tiết, giúp các trường còn lúng túng có giải pháp về nhân sự, kế hoạch dạy tích hợp", thầy Cường nói.
Hiệu trưởng một trường THCS công lập tại quận Ba Đình, Hà Nội, cho rằng công văn của Bộ thể hiện sự linh hoạt, tăng ജtính chủ động cho các trường. Điều này thể hiện ở chỗ Bộ khôngℱ bắt tất cả trường cùng dạy tích hợp theo một cách giống nhau, mà chỉ gợi ý có thể dạy theo mạch hoặc song song từng đơn môn.
Một chuyên gia của Viện nghiên cứu giáo dục, Đại học Sư phạm TP HCM, cũng đồng tình rằng hướng dẫn dạy tích hợp trao quyền chủ động cho giáo viên, nhà trường. Thay vì áp yêu cầu cứng nhắc, buộc giáo viê🌺n phải dạy được liên môn, với h🎃ướng dẫn mới Bộ cho phép các giáo viên có thể dạy và chấm điểm đơn môn, sau đó thống nhất cho điểm chung của môn tích hợp đó.
"Đây là một giải pháp thực tế trong tình hình nhiều địa phương, trường học gặp khó. Nhưng tinh🦋 thần chung, Bộ vẫn kiên trì con đường dạy học tích hợp", ông nói.
Dù vậy, thầy Nguyễn Ngọc Phúc, Phó hiệu trưởng trường THCS Trần Duy Hưng, Hà Nội, nhìn nhận đây chỉ là giải pháp tình thế. Nguyên nhân khiến dạy tích hợp chưa như mong muốn là thiếu giáo viên chuyên trách, cần thêm thời gian để bồi dưỡng đội ngũ thầy cô hiện tại. Để dạy tích hợp đúng theo tinh thần của chương trình mới, Bộ cần tháo gỡ được khó k🌄hăn này.
"Tôi nghĩ việc này còn cần tới các trường đại học, nhằm đào tạo sinh viên Sư phạm Khoa học tự nhꦐiên, Lịch sử và Địa lý chính quy để làm việc đúng chuyên môn", thầy Phúc nói.
Hiệu trưởng Cao Đức Khoa của trường THCS Huỳnh Khương Ninh, TP HCM, cũng cho rằng về lâu dài, Bộ cần hư♐ớng đến mục tiêu giáo viên dạy được liên môn, trong khi hướng dẫn mới chủ yếu đề cập việc giáo viên nào dạy đơn môn đó.
Theo thầy Khoa, có thể trong 1-2 năm tới, các trường đã dần quen với dạy tích hợp, giáo viên có thêm kinh nghiệm và bắt đầu có những lứa sinh viên tốt nghiệp chính quy Sư phạm Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Khi đó, Bộ nên có hướng dẫn, chú trọng và khuyến khích các trường dạy tích hợp theo đúng tin🍸h thần chương trì🧔nh mới.
Trước mắt, Hiệu trưởng Nguyễn Cao Cường nhấn mạnh dꦑù áp dụng phương pháp nào, các trường cũng cần đặt lợi ích học trò lên hàng đầu bởi kiến thức ở THCS có vai trò nền tảng để các em chọn tổ hợp, định hướng ng🥀hề nghiệp khi lên THPT.
"Lúc giao thời thế này rất cần sự tâm huyết, chủ động, trách nhiệm của các thầy cô, làm sao cố gắng để không ảnh hưởng tới học sinh", thầy Cườngꦡ nói.
Thầy Phúc cho rằng ngoài thực hiện theo hướng dẫn, các trường cần đồng thời động viên giáo viên đơn môn tự nâng cấp, hoàn thiện kỹ năng dạy tích hợp. Chương trình mới được áp dụng với lớp 8 năm nay, lớp 9 năm sau. Đây là hai khối lớp có chương trình chuyên sâu, các bài học giaꦫo thoa kiến thức rất nhiều. Để dạy tốt, giáo viên đơn 𓄧môn cũng cần biết về tích hợp.
Thanh Hằng - Lệ Nguyễn