Nội dung này vừa được Ban q🔯uản lý các dự án nông nghiệp nêu khi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Cần Thơ, ngày 8/ꦇ4.
Bộ đánh giá đề án phát triển bền vững một꧒ triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao rất quan trọng và cấp bách, cần cơ chế đặc thù cho dự án. Do đó, cơ quan này dự kiến đề nghị Chính phủ cho phép xây dựng dự án vay vốn Ngân hàng thế giới (World Bank) theo cơ chế đặc thù. Ngân sách trung ương cấp phát 100% nguồn vốn ODA (không áp dụng cơ chế cho vay lại).
Dự kiến, tổng nhu cầu đầu tư dự án hơn 470 triệu USD (tư𝔍ơng đương gần 11.800 tỷ đồng). Trong đó, vay World Bank khoảng 360 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ đồng); vốn đối ứng trong༒ nước hơn 112 triệu USD. Với gần 1 triệu ha lúa, mỗi suất đầu tư dao động 325-794 USD một ha.
Chuyên gia cao cấp của World Bank Li G♕uo cho biết sẽ trình dự án lên lãnh đạo trên nền tảng dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại V🌜iệt Nam (VnSAT), nhưng mở rộng hơn.
"Chúng tôi mong muốn Việt Nam sẽ tiên phong về giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới. 🍨Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ để thực hiện các bước tiếp theo", chuyên gia World Bank nói.
Đề án Phát triển bền vững một triệu ha 📖chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2023. Đề án nhằm phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam và thu nhập của nông dân, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế.
Đến năm 2025, có 12 tỉnh thành trong vùng sẽ trồng 180.000 ha lúa phát thải thấp và thí điểm cấp tín chỉ carbon cho 💮vùng đạt chuẩn. Năm 2030, vùng mở rộng thêm 820.000 ha lúa phát thải carbon t𒐪hấp...
Hiện, mỗi năm miền Tây sản xuất 24-25 triệu tấn lúa, chiếm hơn 50% sản lượng lúa và trên 90% lᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚượng gạo xuất khẩu của cả nướcꦐ.
Thi Hà