Điều này thể hiện trong thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (TT 10) hướng dẫ🦂n thi hành Nghị định 110/2002/NĐ-CP (NĐ110) ngày 27/12/2002 của Chính phủ về thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề ngꦡhiệp.
Về cơ bản, NĐ110 giữ được tinh thần của BLLĐ về vấn đề bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động khiꦑ quy định điều kiện để người lao động được bồi thường giống như điều kiện mà BLLĐ đã quy định.
Bao gồm hai điều kiện (1) tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc chết và (2) tai nạn xảy ra không do lỗi của người lao động (Điều 107 BLLĐ và Điều 1 khoản 4 NĐ 🐎110).
Hiểu theo quy định này, khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên người lao động bị taiဣ nạn lao động sẽ được người sử dụng lao động bồi thường cho mình.
Điều kiện thứ hai “không do 𝄹lỗi của người lao động”, quy định này cho thấy chỉ cần người lao động không có lỗi trong việc xảy ra tai nạn thì họ sẽ được bồi thường; còn vấn đề tai nạn xảy ra do lỗi của ai, có lỗi của người sử dụng lao đ🌠ộng hay do khách quan thì người sử dụng lao động vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Cần chú ý quy định “Trong trường hợp do lỗi trực tiếp của người lao động thì cũng được trợ cấp…” để thấy ngay cả khi người lao động có lỗi nhưng là lỗi gián tiếp gây ra tai nạ꧋n lao động thì theo tinh thần của Luật và Nghị định họ vẫn được bồi thường. Đây là quy định thể hiện rõ tinh thần bảo vệ người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động của Luật và Nghị định.
Tuy nhiên, tinh thần này đã không được TT10 quán triệt và thể hiện khi quy định điều kiện để người lao động bị tai nạn lao động được bồi thường là (1) tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc chết và (2) nguyên n𝐆hân tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động. Điều kiện (2) có hai điểm bất cập.
Thứ nhất, quy định điều kiện “nguyên nhân tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động” đã không giữ được tinh tꦚhần của BLLĐ và NĐ 110 về yếu tố lỗi của người lao động trong tai nạn lao động.
Cả BLLĐ và NĐ110 đều không xét đến yếu tố lỗi của người sử dụng lao động trong việc quy trách nhiệm bồi thường của họ. Chỉ cần có tai nạn lao động và tai nạn đó không do lỗi của ng🉐ười lao động thì phát sinh trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao độ🐈ng.
Quy định này c🎀ủa Bộ Luật và Nghị định là hợp lý. Vì nó vừa thể hiện được cái tinh thần chung của Luật Lao động là bảo vệ, nâng cao địa vị bình đẳng của người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động vừa thể hiện được tính thực tiễn của quan hệ lao độn♍g.
Theo🅘 TT10, trách nhiệm của người sử dụng lao động đã được giới hạn theo chiều hướng có lợi cho người sử dụng lao động khi quy định họ chỉ phải bồi 🍒thường khi mình có lỗi.
Thứ hai, quy định điều kiện “nguyên nhân tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động” là thiếu thực tế, tạo khe hở cho ng🍸ười sử dụng lao động lách luật.
Bởi vì, hiện nay BLLĐ và NĐ♐110 đều giao quyền điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động cho người sử dụng lao động với thành phần bao gồm người sử dụng lao động và đại diện của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Baꦛn Chấp hành công đoàn lâm thời.
Khi mà vai trò của Công đoàn cơ sở đang còn quá mờ nhạt và thực tế không phát huy được vai trò của n🧜ó và có doanh nghiệp còn chưa có Công đoàn thì việc điều tra, lập biên bản điều tra do người sử dụng lao động thực hiện liệu có đảm bảo tính chính xác và khách quan khi mà chính kết quả đó sẽ gây bất lợi cho họ?
Thông tư 10 đã không🔴 quán triệt tinh thần của BLLĐ và NĐ 110, điều này làm quyền và lợi ích luật định của người lao động bị tai nạn lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để khắc phục những bất cập này, xin đưa ra đề xuất về sự cần thiết phải ban hành thông tư sửa đổi bổ sung🉐 TT 10. Trong đó cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều khoản cơ bản sau:
Thứ nhất, cần quy định người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động khi tai nạn lao động xảy ra không có lỗi trực✤ tiếp của người lao động. Nghĩa là người lao động sẽ được bồi thường ngay cả khi tai nạn lao động xảy ra do lỗi gián tiếp của người lao động.
Thứ hai, k🌊hông trao quyền cho người sử dụng lao động toàn quyền trong việc điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động mà thay vào đó bằng một cơ quan khác có quyền điều tra và ra kết luận điều tra thuộc cơ quan lao động cấp huyện hoặc bổ sung thành viên có quyền điều tra tai nạn lao động vào thành phần điều tra tai nạn lao động như thanh tra viên lao động, công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn lao động để đảm bảo tính khách quan🔯, trung thực của kết luận điều tra.
Thiết nghĩ Bộ nên sớm soạn thảo và thông qua dự thảo thông tư này để vừa đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của toàn xã hội nói chung và♍ của những người lao động nói riêng cũng như bảo đảm tính quán triệt của thông tư hướng dẫn đối với Nghị định và Luật.
Nguyễn Tư Linh