Tại phiên làm việc ngày 21/9, Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành luật Cảnh sát cơ động. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị làm rõ vị trí, vai trò của Cảnh sát cơ động so với các lực lượng khác trong Công an nhân dân; từ đó, làm nổi bật sự cần thiết phải ban hành đạo𒁃 luật riêng cho lực lượng này.
Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Ban soạn thảo chỉnh sửa nội dung để thể hiện đúng vị trí, chức꧋ năng của Cảnh sát cơ động là lực lượng đặc biệt, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết; làm rõ vai trò nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ an ninh quốc gia...
Các vị đại biểu cho rằng, cần tiếp tục rà soát các nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát cơ động để phù hợp với vị trí, chức năng, tránh chồng chéo và thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan; quy định cụ thể hơn quyền hạn của Cảnh sát cơ động, nhất là các nội dung liên quan đến quyền co💞n người, quyền công dân để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với pháp luật hiện hành.
Dự án Luật cần quy định rõ trang bị, chính sách đối với Cảnh sát cơ động để bảo đảm cho lực lượng hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù🧸 hợp với thực tiễn; quy định rõ các trường hợp mang vũ khí lên tàu bay; thẩm quyền quy định về bảo đảm hậu cần, tài chính ngân sách; đánh giá tác động về tổ chức biên chế, kinh phí ngân sách bảo đảm trang bị vũ khí, phương tiện...
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói dự án luật đủ điều ki🔯ện trình Quốc hội xem xét lần đầu tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội, dự kiến khai mạc vào tháng 10 tới.