Làm việc với trợ lý Thủ tướng Nhật Bản Nakatani Gen ngày 20/9, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định đồng yên rớt giá khꦅiến thu 🌄nhập của lao động Việt tại nước này giảm khoảng 30%.
Lao động Việt đang bị đánh hai loại thuế trong khi Nhậ꧟t Bản không áp dụng với nhiều quốc gia khác. Việc đánh hai loại thuế khiến thu nhập thực tế còn lại của lao động thấp, khó thu hút họ tham gia các chương trình khác.
Thống kê của B﷽ộ Lao động Thương binh và Xã hội, thu nhập của lao động Việt tại Nhật Bản trung bình 1.200-1.400 USD mỗi tháng.
Ông Dung đồng thời đề 🅺nghị Nhật Bản cải tiến các chương trình tiếp nhận thực tập sinh, chương trình lao động 🦩kỹ năng và đánh giá lại chương trình tiếp nhận điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi.
Ngoài ra, phía Nhật xem xét mở rộng ngành nghề tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong lĩnh vực phục vụ nhà hàng, khách sạn, lái xe, dịch vụ, bảo dưỡng đường sắt đô thị và tàu cao tốc, thi công, xây dựng công trình ngầm, xử lý nước thải, môi trường đô thị... Đây là những ngành 🗹lao động Việt thích ứng nhanh, nâng cao được kỹ năng nếu qua đào tạo cơ bản.
Lắng nghe đề xuất, ông Nakatani Gen nói sẽ ghi nhận, nỗ l🐈ực xúc tiến để thực hiện🌟 những điều trên.
Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Nhật Bản từ năm 1992, thời gian 3-5༒ năm với mứ🦋c thu nhập bình quân hiện đạt 1.200-1.400 USD mỗi tháng. Trên 370.000 thực tập sinh trong tổng số gần nửa triệu người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật.
Cả nước có hơn 600.000 lao động đang làm việc tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, mỗi năm chuyển về gần 4 tỷ USD ngoại tệ theo đường c꧋hính ngạch, chưa kể các kênh khác. Trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vẫn là thị trường truyền thống thu hút trên 90% lao động Việt Nam.
Hồng Chiêu