Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội chiều 9/6, ông Lê C♔ông Nhường nói "cần mở rộng cửa để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm và tâm hu𝔉yết tham gia ứng cử làm đại biểu Quốc hội".
Theo ông Nhường, mục đích của việc mở rộng tranh cử, tăng số lượng ngꦐười ứng cử là "để nhân dân l𒆙ựa chọn".
Đồng tình với các đề xuất trên, ông Nguyễn Anh Trí - nguyên Viện trưởng Huyết học, Truyền máu Trung ương, một trong hai người tự ứng cử thành công vào Quốc hội khóa XIV, nói một đại biểu muốn làm "tròn vai" cần có đủ quỹ thời gian đọc tài liệu, tiếp xúc cử tri, tham gi💎a các cuộc họp và giám sát...
"Như vậy, bên cạnh cơ cấu hợp lý thì quá trình hiệp thương p𝓰hải chú ý đến những người có đủ trình độ, 🐠năng lực, điều kiện, thời gian dành cho hoạt động Quốc hội", ông Trí nêu ý kiến.
Theo ông Trí, hoạt động chủ yếu của đại biểu Quốc hội là tiếp xúc cử tri, giám sát, nghiên cứu tài liệu và xây dựng luật trong hai kỳ h🍌ọp mỗi năm. "Sẽ rất khó cho đại biểu, dù giỏi đến mấy nhưng ngồi họp phải phân tâm vì công việc quan trọng khác mà họ là người gánh vác, dẫn đến không đủ thời gian để nghiên cứu tài liệu, tham gia hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri", ông Trí nói.
ꦍLiên quan đến tỷ lệ đại biểu chuyên trách, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - nguyên Chủ tịch HĐN𒆙D TP HCM, cho rằng "số lượng không phải là vấn đề quá quan trọng, mà chất lượng, sự chuyên nghiệp của đại biểu mới là ưu tiên hàng đầu".
"Đại biểu phải🍌 là người được người dân tín nhiệm, có trí tuệ để làm tốt nhiệm vụ của mình", bà Tâm nói.
Ông Nguyễn Bắc Việt - Trưởng đoàn đại biểu tỉnh Ninh Thuận, bổ sung th🎶êm "lâu nay chúng ta chỉ nói đại biểu làm công tác xây dựng luật, nhưng tôi cho rằng phải tꦦính đến trách nhiệm của đại biểu đối với những công việc trọng đại của đất nước".
Dự thảo Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi sẽ được các đại biểu xem xét bấm nút thông qua 💃chiều 19/6.
Viết Tuân - Hoàng Thuỳ