Ngày 30/5, cho ý kiến vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, đại biểu Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Huyết học truyền máu Trung ương, cho biết chưa yên tâm khi nội dung liên quan y tế và sức khỏe còn quá ít. Ông "tha thiết đề nghị" Quốc hội sớm sửa Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá theo quy trình rút gọn ở kỳ họp 8 vào cuối năm. Từ đó, nội dung phòng, chống tác hại của các loại thuốc lá mới có♈ thể đưa ngay vào luật.
"Tại phiên giải trình gần đây, Bộ Y tế, Công an, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã cơ bản thống nhất cấm triệt để sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc lá mới ở Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới cũng cho rằng việc cấm triệt đểꦗ thuốc lá mới ở Việt Nam là lựa chọn duy🐻 nhất đúng", ông Trí nói.
Đại biểu Thái Thị An Chung, Phó đoàn Nghệ An, nêu thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là trong giới tr🃏ẻ. Bộ Y tế cho biết luật hiện hành chưa điều chỉnh các loại sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện (sau khi luật ban hành) nên Bộ thiếu cơ chế pháp lý để nhận diện 𝐆và quản lý.
Tại kỳ họp trước, bà Chung ♓kiến nghị Quốc hội sửa Luật phòng chống tác hại của thuốc lá để kiểm soát. Dù vậy, dự thảo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2025 vẫn chưa đề cập đến việc sửa luật này. "Phản ứng chính sách của chúng ta rất chậm", bà nói.
31/5 là ngày thế giới không thuốc lá và chủ đề năm nay là "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá". Vì một tương lai của thế💮 hệ trẻ, bà Chun♊g mong Chính phủ, Bộ Y tế sớm đề xuất bổ sung vào chương trình xây dựng năm 2025 Luật phòng chống tác hại của thuốc lá sửa đổi.
"Tôi cho rằng không cần chờ tổng kết mới sửa đổi toàn diện luật,༺ phải nghiên cứu thay đổi cách thức xây dựng pháp luật để phản ứng kịp thời trước những vấn đề mới phát sinh mà pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh", bà Chung đề xuất.
Công điệ𝓀n mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá hai loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng tăng nhanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tăng cường truyền thông về tác hại thuốc lá mới này, đồng thời nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý. Bộ Tài chính có nhiệm vụ chỉ đạo Hải quan kiểm soát chặt việc vận chuyển thuốc lá điện tử qua cửa khẩu, xác lập chuyên án đấu tranh với các ổ nhóm buôn lậu.
Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là sản phẩm thế hệ mới, vận hành bằng cách làm 🌸nóng dung dịch các chất chứa nicotine hoặc hương vị, thường hòa tan thành propylene glycol hoặc glycerine. Có ít nhất 60 hợp chất hóa học đã được tìm thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử (còn gọi là tinh dầu) và nhiều hợp chất khác có trong khí/khói tạo ra.
Loại này không có nguyên liệu thuốc lá mà chỉ sử dụng hương liệu, hóa chất nên không phải là thuꩲốc lá theo ♍định nghĩa của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và không thuộc phạm vi điều chỉnh.
Kết quả điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế cho thấy loại thuốc lá này gây nghiện do có chứa nicotine; gây các bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp, gây tổn thương phổi cấp, ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe tâ🔥m thần.
Việt Nam ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử, nung nóng. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Năm 2023, hơn 1.200 người nhập viện do sử dụng thuốc lá điện ♐tử, nung nóng, trong đó có nhiều trẻ vị thành niên.