Bước ra khỏi phòng thi trong tràng pháo tay của các tình nguyện viên từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà N🐓ội), Lưu Thu An, học sinh trường THCS Lê Quý 🎶Đôn, thở phào vì đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đầu tiên dù em không làm được hết.
Trong lần đầu tuyển sinh, trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn ra đề chuyên Vಌăn với vỏn vẹn hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Theo Thu An, câu nghị luận xã hội gần gũi, dễ viết và lấy ví dụ nhưng câu nghị luận văn học khiến em gặp khó. "Ngay lúc nhận đề, em đã nghĩ không thể viết dài vì câu trích trong đề chưa từng đọওc. Em viết đến mặt đầu tiên của tờ giấy thi thứ ba, dự đoán được hơn 6 điểm", An nói.
Hoàng Thanh Mai, học sinh hệ THCS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhận định đề chuyên Văn "lạ và khó nhất em từng làm". Ở câu nghị luận xã hội, thay vì đưa ra một câu chuyện để học sinh phân tích ý nghĩa thì đề chỉ có câu hỏi duy nhất. Câu nghị luận văn học trích một câu của nhà thơ Xuân Quỳnh trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1973 em chưa từng tiếp cận ♌nên có phần lúng túng và không thể🀅 viết dài.
"Em dành khá nhiều thời gian cho Văn, học thêm 2-3 buổi một tuần môn này nhưng quả thực chưa từng làm đề như này. Nó khó hơn những gì em đã ôn luyện", Mai nói. Với phần thi hôm qua ba môn Toán, Văn♍, Anh khả quan, Mai vẫn hy vọng trở thành học sinh chuyên Văn khóa 1 của trường TH🉐PT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Đánh giá đề Ngữ văn trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, TS Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục HOCMAI, nhận định đề thi vẫn theo đúng hướng cấu trúc đề tuyển sinh môn Ngữ văn chuyên của các tỉnh, thành phố n꧑ói chung và các khối chuyên Hà Nội nói riêng với 4 điểm cho câu nghị luận xã hội và 6 điểm câu nghị luận văn học.
Câu nghị l🔴uận xã hội được chú ý bởi sự ngắn gọn, hàm súc, cách đưa vấn đề nghị luận ngay trong yếu tố lệnh của cùng một cấu trúc câu nghi vấn: "Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?". "Lắng nghe người khác" thường thể hiện thái độ khiêm nhường, trân trọng, thấu cảm trong văn hóa ứng xử, tinh thần thực sự cầu thị trong quá trình nhận thức...
Còn "thể hiện bản thân" lại cho thấy hai khả năng trong tính cách con người, hoặc là sự bộc lộ ý thức khẳng định cái tôi khao khát sống hữu ích cho đời, ý nghĩa cho mình, không chấp nhận thái độ sống🤡 nhòa nhạt, vô nghĩa; hoặc là biểu hiện của cách sống vị kỷ, thích phô diễn...
Đề bài đặt hai bình diện ấy trong một câu nghi vấn "Phải chăng lắn💖g nghe người khác là đánh mất cơ hộ🌞i thể hiện bản thân?" là cách tạo tình huống thách thức cho học trò khi phải tự trả lời câu hỏi bằng chính những trải nghiệm khá mỏng so với lứa tuổi các em. Tuy nhiên, thay cho những trải nghiệm cuộc sống, các em có thể vận dụng những hiểu biết trong quá trình học tập, vận dụng năng lực tư duy để phát hiện ra những yếu tố mang tính chất gợi ý, thậm chí định hướng đã hiện hữu ngay trong cấu trúc nghi vấn của đề bài. Cụm từ "Phải chăng..." thường là tín hiệu gợi mở sự nghi ngờ với phán đoán sau đó.
Câu nghị luận văn học đặt ra những vấn đề quen thuộc của lý luận văn học, đó là chức năng của văn học nói chung, hai phạm trù nội dung - nghệ thuật của thơ nói riêng. Vấn đề quen thuộc nhưng không dễ với học trò lớp 9 khi phải nhận ra vai trò, giá trị, ý nghĩa của văn chương, của thơ với cuộc sống qua cụm từ "Thơ đối với cuộc sống..."; phải giải mã được hai khái niệm "nhan sắc" và "đức hạnh" trong hình ảnh so sánh "Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình..💞.".
Và quan trọng nhất, các em phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa "nhan sắc" và "đức hạnh" của thơ với cuộc sống con người. Đây là vấn đề không hề đơn giản với những học trò lớp 9, khi một thời người lớn cũng còn cực đoan, thiên lệch, chỉ quan tâm tới "đức hạnh" của thơ mà bỏ bê "nhan sắc"; chỉ soi cho ra những thông điệp tư tưởng mà coi nhẹ tiêu chí vẻ đẹp ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu... của thơ, lẫn lộn thơ/vè tuyên truyền với thơ ca nghệ thuật🤡; chỉ lo "tải đạo/ ngôn chí" mà quên tính thẩm mỹ đặc thù của phương tiện chuyên chở...
Hoặc các em phải mở rộng được khái niệm "nhan sắc", đó không hẳn là sự du dương, lấp lánh của ngôn từ, nhạc điệu mà chủ yếu là sự đắc địa trong khả năng biểu đạt, biểu cảm, vì vậy đó là thứ hình thức chứa nội dung. Cũng như thế, khái niệm "đức hạnh" không nên giới hạn ở nội dung tư tưởng trong mỗi thời điểm của cuộc sống xã hội mà phải hướng tới giá trị mang tính vĩnh hằng, đó là sự tử tế, nhân văn trong tất cả mối quan hệ của con người với thế giới xu💃ng quanh mì📖nh.
Từ hai khái niệm đó, các em phải bàn luận được sâu sắc, thấu đáo về mối quan hệ không thể tách rời giữa hình💟 thức và nội dung, khẳng định qua thực tế văn học để thấy không có hình thức nào🐻 không chứa nội dung, và đương nhiên cũng không có nội dung nào không thể hiện qua hình thức. Sự gắn kết biện chứng ấy sẽ làm nên giá trị của thơ, giúp người đọc vừa mê đắm khi "làm quen", vừa yêu thương khi "sống với nhau lâu dài".
Đề Ngữ văn chuyên🉐 của kỳ thi lớp 10 THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020 đã "ra mắt an toàn và tương đối ấn tượng" với hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học không mới nhưng v🔥ẫn có thể giúp tìm những học trò yêu văn chương, cá tính và sâu sắc.
2020 là năm tuyển sinh đầu tiên c💃ủa trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Trường tuyển 100 học sinh cho các lớp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và hệ chất lượng cao, trong đó lớp chuyên Ngữ văn lấy 30 học sinh. Với kho💟ảng 500 em đăng ký, một học sinh phải cạnh tranh với gần 17 bạn khác để giành suất vào lớp Văn.
Thí sinh☂ đăng ký dự tuyển sẽ ওphải tham gia thi bốn bài gồm Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên. Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận, trừ tiếng Anh thi trắc nghiệm. Để được xét tuyển, thí sinh phải dự thi đầy đủ bốn bài, không vi phạm quy chế. Điểm thi của từng môn phải đạt từ 4 trở lên, điểm môn chuyên từ 6 trở lên. Điểm xét tuyển bằng tổng điểm bốn bài, không cộng điểm ưu tiên.
Dương Tâm - Thanh Hằng