Đại học Sư p😼hạm Hà Nội cho biết nội dung các bài thi sẽ tương ứng với nội dung các môn học cấp THPT, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018 và định hướng dạy học, kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đề kết hợp các dạng câu hỏi trắc nghꦆiệm và tự luận với tỷ lệ điểm tùy theo cấu trúc từng bài; đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Thí sinh làm bài trực tiếp tại phòng thi, trả lời các câu hỏi bằng cách tô trên phiếu trả lời trắc n😼ghiệm và viết trên tờ giấy thi.
Các dạng câu hỏi trắ🍷c nghiệm gồm lựa chọn một trong 4 phương án, chọn Đúng/Sai, trả lời ngắn, tương tự vớ💦i dạng thức câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT kể từ năm 2025.
Đây cũng là điểm mới trong đề t🍌hi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm ngoái, đề gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận nhưng phần trắc nghiệm chỉ có một dạng câu hỏi (lựa chọn một trong 4 phương án).
Kỳ thi đánh giá năng lực SPT dự kiến diễn ra trong hai ngày 17-18/5 tại bốn điểm thi, gồm Đại học Sư phạm Hà Nội, Vinh, Quy Nhơn và ♔trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Thời gian đăng ký dự thi từ 15/3 đến 15/4, lệ phí 250.000 đồng một môn.
22 đại học sẽ sử dụng điểm thi này để tuyển sinh năm 2025. Trong đó, 9 trường đã xét từ năm ngoái gồm Đại học Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 2, Sư phạm TP HCM, các trường Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Vinh và Đại học 🌃Y Dược Thái Bình.
13 trường đăng ký sử dụng trong nജăm 2025 gồm: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Xây dựng Hà Nội, Quản lý giáo ꦿdục, Thủ đô Hà Nội, Tây Bắc, Hải Phòng, Hạ Long, Hoa Lư, Hồng Đức, Tây Nguyên, Thủ Dầu Một, cùng Học viện Quản lý giáo dục và Học viện Phụ nữ Việt Nam.
2025 là năm thứ tư Đại🐬 h💝ọc Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực. Năm nay, hơn 11.500 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi này, tăng 2,5 lần so với năm ngoái. Trường dự kiến từ năm 2026 bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.