Chiều 𒊎15/8, gần 1.400 thí sinh dự thi Năng khiếu báo chí vào Học viện Báo chí vꦕà Tuyên truyền, Hà Nội.
Đề thi Năng khiếu báo chí gồm phần trắc nghiệm 30 câu kiểm tra kiến thức trong chương trình THPT và hiểu biết chung, phần tự luận yêu cầu thí si♏nh biên tập văn bản có nhiều lỗi và viết một bài luận trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề.
Kỳ thi Năng khiếu báo chí dành cho thí sinh đăng 🅠ký nguyện vọng vào nhóm ngành Báo chí gồm Báo in, Báo truyền hình (chất lượng cao), Báo mạng điện tử (chất lượn🐻g cao), Báo phát thanh, Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình.
Thí sinh sử dụng điểm Ngữ văn và một môn chọn từ Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội của kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết hợp với điểm thi Năng khiếu báo chí tạo thành tổ hợp xét tuyển. Riêng thí sinh nộp nguyện vọng vào Ảnh báo chí hoặc Quay phim truyền hình phải tham dự bài thi Năng khiếu Ảnh báo chí, Năng khiếu Quay phim truyền hình thay choꦡ phần tự luận của bài thi Năng khiếu báo chí chung.
Điểm xét tuyển là tổng điểm ba môn, không môn nào nhân hệ số. Nếu có chứng chỉ tiếng Anh, các em sẽ có tổ hợp Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và điểm chứng chỉ tiếng A🍷nh quy đổi. Trường hợp bằng điểm, thí sinh có điểm Năng khiếu báo chí cao hơn được ưu tiên, kế đó là kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn.
Kỳ thi riêng với khối nghiệp vụ được Học viện Báo chí và Tuyên truyền bắt đầu triển khai từ năm 2015 và duy trì đến nay. Dự kiến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ công bố điểm thi Năng khiếu báo chí vào 19/8, điểm trúng tuyể🐬n ngày 27☂/9.
Năm nay, trường tuyển 1.950 chỉ tiêu tại 39 chuyên ngành, trong đó Truyền thông đại chúng và Quản lý kinh ♑tế cùng lấy 100 chỉ tiêu, còn lại ở mức 40-80. Năm 2019, chuyên ngành Báo truyền hình tổ hợp Văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội lấy điểm cao nhất là 24. Các ngành thuộc khối lý luận lấy điểm chuẩn 16-18 như Triết học, Chủ nghĩa🍎 xã hội khoa học.
Thanh Hằng