Những ng🎉ày qua, giới chuyên môn đưa ra ý kiến trái chiều về câu 1 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa, hôm 4/6.
Trong cuốn sách "Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng", Lu-Mannup đã chia sẻ:
Phương Tây có câu ngạn ngữ: "Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng". Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của bạn tới đâu.
Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng?
Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên.
Thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên Ngữ văn trường THCS-THPT Hoa Lư, TP HCM, cho rằng việc nêu giả định "nếu phải ở trong nước sôi" không phù hợp, gây cảm giác rùng rợn. Nếu muốn nói nước sôi với hà♏m ý ẩn dụ là hoàn cảnh, môi trường bê🐲n ngoài, đề bài cần để từ này trong dấu ngoặc kép.
Tuy nhiên, ngay cả khi giả định trên được trình bày đúng hình thức, đề này cũng không chuẩn, bởi không phải việc gì cũng có thể mang ra giả định. "Chẳng ai đi giả định nếu em mắc Covid-19, bởi như vậy là không nhân văn. Điều này t𒆙ương tự một giả định trong đề Toán từng🍰 gây xôn xao trước đây là bàn tay em có 5 ngón tay, nay chặt bớt 2 ngón, hỏi còn mấy ngón", thầy Hoài nói.
Bỏ qua phần "sạn" như phân tích trên, theo thầy Hoài, nội dung, ý nghĩa của câu hỏi này cũng quá sức với học sinh. Học sinh lớp 9 được học hai dạng văn nghị luận 🍷xã hộ🌟i là bàn về vấn đề tư tưởng đạo lý và bàn về hiện tượng trong đời sống; nội dung đều đơn giản, gần gũi và phù hợp với lứa tuổi.
Trong khi đó, để giải quyết được đề Văn chuyên của tỉnh Khánh Hòa, học sinh phải có kiến thức lý luận văn học, vốn dĩ chỉ được dạy ở cuối bậc THPT với thời lượng hạn hẹp. Nội dung của đề🧔 cũng đòi h𝔉ỏi thí sinh phải có vốn sống và sự trải nghiệm tương đối, trong khi các em làm đề này đang ở lứa tuổi 14-15.
"Người ra đề có vẻ chủ qua🌼n, bất cẩn, song sa𝓡i sót không quá nghiêm trọng, học sinh đọc đề vẫn có thể làm bài bình thường. Đây là bài học chung cho giáo viên khi ra đề Văn", thầy Hoài nhìn nhận.
Với đề này, thầy Hoài cho rằng giám khảo cần chấm theo hướng cởi mở, không thể bó khuôn học sinh phải lựa chọn là "khoai tây" hay "trứng". Các em có thể phản đối, không chọn ở trong "nước sôi"; hoặc chấp nhận "|ở trong nước sôi" nhưng khô💛ng chọn làm 🦄"khoai tây" hay "trứng". Chấp nhận các lựa chọn này mới đúng là đề văn nghị luận xã hội.
TS 𓃲Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Văn trường THPT Chu Văn An, TP Hà Nội, khi đọc đề này cũng cho rằng câu lệnh có vấn đề. Thông điệp đề bài định hướng cho học sinh là bàn luận về bản lĩnh nội tại ෴trước nghịch cảnh cuộc sống là tốt, hữu ích, nhất là trong cuộc sống thời hiện đại có nhiều thử thách.
Tuy nhiên, cách diễn đạt ý giả định trong câu lệnh "nếu phải ở tron𝔍g nước sôi" khiến người đọc thấy phản cảm. Bởi không ai thoải mái khi hình dung mình ở trong "nước sôi" và loay hoay lựa cách làm "củ khoai tây hay quả trứng" - những liên tưởng va chạm với tầng nghĩa đen khiến bất kỳ ai cũng thấy khôn🐼g ổn.
"Sẽ giản dị, minh triết hơn nếu thay bằng câu lệnh viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về thông điệp em nhận được từ quan niệm trên", bà Tuyết nêu quan đ🗹iểm.
Một số giáo viên☂ khác cho rằng, người ra đề quá chủ quan khi không tính tới sự rùng rợn khi dùng từ "nước sôi" một cách tự nhiên. Chưa kể, câu hỏi của đề cũng khá tối nghĩa. "Khoai tây mềm đi hay trứng cứng khi ở trong nước sôi chưa hẳn là sự yếu đuối hay mạnh mẽ trước hoàn cảnh, mà là sự thay đổi theo bản chất vốn có. Không nên dùng hai hình ảnh này để so sánh với bản lĩnh con người, vốn có thể chủ động trước hoàn cảnh", một giáo viên phân tích.
Trong khi đó, một số giáo viên khác cho rằng đề Văn không phản cảm, chỉ thiếu một chút tinh tế. Cô Hồ Ái Linh, giáo viên trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM, cho rằng về mặt thông điệp, đề văn này hướng học sinh bàn về việc bản lĩnh con người trước nghịch cảnh. Đề cũng tạo điều kiện để học sinh có nhiều góc nhìn mới hơn về việc hoàn cảnh sống tạo nên bản lĩnh cá nhân. "Tuy nhiên, c﷽âu lệnh trong yêu cầu♔ đề lại sử dụng chưa được khéo léo dẫn đến phản cảm cho những người mới tiếp nhận. Nên cho tất cả các dữ kiện ẩn dụ vào dấu nháy hoặc in nghiêng để tránh phản cảm khi tiếp nhận", cô Linh nói.
Cùng quan điểm, thầy Võ Kim Bảo, giáo viên trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP HCM) nói, với trình độ học sinh lớp 9, các em hoàn toàn có thể hiểu nghĩa bóng của từ "nước sôi" trong đề là nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống. Vì thế không nên nhìn nhận vấn đề quá nghiêm trọng, suy diễn từ ngữ theo nghĩa đen, làm mất tính chất của văn chương. "Ý nghĩa của đề này là ổn, phù hợp với học sinh. Chỉ cần tinh tế hơn một chút, thay vì 🦹dùng từ nước sôi bằng từ nghịch cảnh và cho học sinh lựaဣ chọn quan điểm sống, mọi thứ sẽ ổn", thầy Bảo nói.
Lắng nghe ý kiến trái chiều, ông Đỗ Hữu Quỳnh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, thừa nhận đề tཧhi có sơ suất khi dùng các từ "nước sôi", "quả trứng", "củ khoai tây" trong phần giả định, nhưng không để trong ngoặc kép hoặc in nghiêng. Điều này khiến nhiều người hiểu nhầm, thậm chí có người hiểu đề nói đến nước sôi bình thường theo đúng nghĩa đen.
Tౠheo ông Quỳnh, đây là sơ suất về mặt hình thức trình bày, nhưng không làm sai thông điệp phần trích dẫn, do đó không ảnh hưởng tới kết quả thi của thí sinh.
Đánh giá tổng thể đề môn Ngữ văn chuyên năm nay, Sở cho rằng "đề hay, 𒊎giúp học sinh được trình bày quan điểm cá nhân". Câu hỏi nghị luận xã hội gửi gắm đến học sinh thông điệp về bản lĩnh nội tại của con người trưꦿớc nghịch cảnh - vấn đề mang tính giáo dục, gắn với thực tiễn giới trẻ ngày nay.
"Đây là đề thi chuyên nên khó hơn đề thi thường. Dụng ý của đề thi là ꧑tuyển chọn được những thí sinh có chất văn, tư duy độc lập, có khả năng kiến giải vấn đề một cách sâu sắc, mới mẻ",💮 ông Quỳnh nói.
Sở Giáo 🐓dục và Đào tạo Khánh Hòa đã họp với giáo viên chuyên môn trước dư luận về đề thi này để rút kinh ꦬnghiệm. "Chúng tôi sẽ tiếp thu các ý kiến, rút kinh nghiệm, có chấn chỉnh trong công tác ra đề để những đợt thi tới đề đảm bảo chất lượng và chặt chẽ hơn", ông Quỳnh cho biết thêm.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên trường THPT Lê Quý Đôn năm nay có 607 thí sinh tham dự, trong đó môn Văn có 69 em thi, chỉ ti⛎êu 35 học sinh.
Ngày mai, ngành giáo dục Khánh Hòa khai mạc hội đồng chấm thi, thảo lu🍃ận đáp án, khung điểm.