Mối quan ngại được ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) nêu tại hội thảo về an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương tổ c🧸hức ngày 15/5.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh, xử lý thực phẩm bẩn nhưng vấn nạn này🅠 vẫn là nỗi lo canh cánh, thường trực của người tiêu dùng. "Các cơ quan chức năng cầ𝓀n công bố danh tính các doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm để người t♕iêu dùng biết và thực hiện quyền được lựa chọn của mình", Phó chủ tịch Vinastas đề nghị.
Dẫn chứng lĩnh vực chăn nuôi, vị này cho biết, tình trạng sử dụng h♊oá chất, kháng sinh ngoài danh mục, hay thuốc tăng trọng len lỏi ngay từ khâu sản xuất và khá nhức nhối.
♐"Kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lỏng lẻo💛 đang khiến người dân lo lắng", đại diện Vinastas lo ngại.
Từ đầu tháng 2, Nghị định 15/2018 quy định chi tiết một số điều Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực, trong đó thay đổi cách tiếp cận kiểm soát an toà🍸n thực phẩm từ tiền kiểm sang hậu💫 kiểm.
Nhận xét những thay đổi của Nghị định này sẽ giảm đáng kể thủ tục hành chính cho꧟ doanh nghiệp, song ông Hùng cũng bày🐼 tỏ, quy định này có thể làm giảm hiệu quả ngăn ngừa thực phẩm bẩn.
Trấn an đại diện Hội bảo vệ người tiêu dùng, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, chế tài xử lý doanh nghiệ♚p vi phạm sẽ đủ mạnh để lập lại trật tự trong lĩnh⛄ vực sản xuất thực phẩm.
Cụ thể hơn, theo bà Lê Việt Nga - Phó vụ trưởng Vụ th𓂃ị trường trong nước, Bộ Công Thương sẽ xây dựng các mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm thí điểm chợ tại 24 địa phương và 5 cơ sở kiౠnh doan🥃h ngành Công Thương.
Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cũng đề nghị, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm c🙈ần chị𒈔u trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh; áp dụng tiêu 🧸chu🐟ẩn, quy chuẩn và mô hình sản xuất tiên tiến (GMP, VietGap, HACCP, ISO…) nhằm tạo nguồn cung bảo đảm an toàn thực phẩm ra thị trường tiêu thụ.
Anh Minh