Đề xuất được GS. Nguyễn Anh Trí (nguyên Viện trưởng Huyết học Truyền máu Trung ương) nêu tại phiên thảo luận ở Quốc hội gần đâꦚy.
Ngày 24/11, trả lời VnExpress, ông Trí cho biết trước đây mọi người thường quan niệm các bệnh nam khoa là "bệnh ăn chơi" mà không nghĩ là bệnh lý. Trong khi đó liệt dương, sinh lý yếu... ảnh h🅺ưởng lớn đến chất lượng cuộc𒁃 sống, đặc biệt là nguyên nhân gây vô sinh.
"WHO đã đưa bệnh nam k♎hoa vào danh mục phân loại bệnh tật quốc tế, thì các thuốc điều trị bệnh lý này nên được bảo hiểm y tế thanh toán", ông Trí nói.
Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội, nói rằng hiện số người mắc bệnh lý nam khoa ngày càng tăng. Một nghiên cứu từ Đại học Massachusetts (Mỹ) cho thấy rối loạn cương dương xuất hiện ở khoảng 42% nam giới từ 40 đến 70 tuổi. Tỷ lệ người bệnh xuất tinh sớm là khoảng 30%, tức cứ ba người đàn ông thì có mộ♍t người mắc bệnh. Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số người mắc bệnh nam khoa.
Theo bác sĩ Lương, nam giới mắc nhóm bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hạnh 𒁃phúc gia đình. Vì vậy, nhu cầu điều trị ngày càng tăng cao. Song, không phải trường hợp nào cũng đủ𒁏 điều kiện tiếp cận điều trị bởi các thuốc nam khoa khá đắt tiền. Như thuốc viagra - điều trị rối loạn cương dương, giá khoảng 10 USD/viên. Thuốc điều trị xuất tinh sớm giá cũng gần 10 USD/viên. Các sản phẩm liên quan đến nội tiết như thuốc bôi trơn, chi phí điều trị khoảng 2 triệu/tháng, thuốc tiêm hơn một triệu/tháng. Thậm chí, các xét nghiệm liên quan đến nam khoa chi phí cũng đắt đỏ, khoảng hơn một triệu đồng cho một lần.
"Nhiều nam giới sau kh♏i khám xong đành ra về vì khôn✅g đủ điều kiện để mua thuốc", bác sĩ Lương nói, thêm rằng nếu các thuốc này được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả một phần sẽ giúp các bệnh nhân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nam khoa.
Mới đây, các chuyên gia cũng đề xuất BHYT chi trả phí điều trị vô sinh hiếm muộn. Trước đề 🍷xuất này, đại diện cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết tương lai BHYT có chi trả hay không cần được các nhà hoạch định chính sách xem xét trên cơ sở đánh giá ngân sách; tác động của chính sách mới đến quỹ BHYT, năng lực tài chính, quy định phù hợp mức hỗ trợ.
Lê Nga - Lê Phương