Sáng 22/10, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải ꦰPhòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
Vì sao cần chính sách đặc thù
Nghị quyết Đại hội XIII nêu rõ, sẽ ưu tiên cho liên kết và phát triển vùng, ưu tiên tăng trưởng vùng kinh tế trọng 𒁃điểm. Do đó, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, nghị quyết thí điểm các cơ chế đặc thù cho các địa phương, là thể chế hóa chủ trương này, tạ💜o điều kiện để bứt phá nhanh, nhất là tỉnh thuộc trung tâm của các vùng. Việc này giúp các địa phương đóng góp nhiều hơn ngân sách và là đầu tàu lôi kéo các tỉnh xung quanh.
Trong phiên thảo luận ở tổ 🅰sáng 22/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng giải thích thêm việc xây dựng cơ chế chính sác🐻h đặc thù cho Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
Ông cho hay, thể chế là thống nhất toàn quốc nhưng có thí điểm khuôn khổ chính sách mới. Trên cơ sở kết quả thí điểm, cơ 🐽quan chức năng sẽ tổng kết, đánh giá, nhân rộng toàn quốc, nâng luật pháp lên một mức. Theo ông, đây là quá trình liên tục chứ không phải chỉ có những địa phương này được hưởng cơ chế đặc thù.
Bên cạnh đó, bốn tỉnh nêu trên đều có nghị quyết riêng c🐎ủa Bộ Chính trị về phát triển. Hải Phòng nằm trong tam giác phát triển phía bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những cực tăng trưởng phía Bắc. Gần đây, địa phương này phát triển bứt phá mạnh mẽ cả về tăng trưởng GDP, 🌃thu ngân sách, kết cấu hạ tầng, nông thôn mới.
9 tháng đầu năm nay, cả nước tăng trưởng thấp nhưng Hải Phòng vẫn tăng trưởng 12,23%. Cả nước phấn đấu năm 2030 đạt thu nhập bình quân đầu người 5.000-7.000 USD còn Hải Phòng đặt mục tiêu vượt mức 16.000 USD. Hải Phòng xác định không chỉ là cực tăng trưởng, mà là động lực tăng trưởng của khu vực và cả nước. Địa phương này cũng phấn đ🌄ấu là một trong những thành phố hoàn thành sớm nhất mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành đô thị có tầm cỡ, vị trí trong khu vực.
Thừa Thiên Huế trước đây Bộ Chín♕h trị có nghị quyết đưa lên thành phố trực thuộc trung ương. Nhưng đặc thù của tỉnh là nông thôn, hạ tầng và sức phát triển khó khăn, còn nhiều huyện nghèo nên khó đạt tiêu chí thành phố trực thuộc trung ương. Trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả 10 năm thực hiện nghị quyết, Bộ Chính trị có quyết sách mới là xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố di sản trực thuộc trung ương, với cốt lõi là cố đô Huế.
Riêng🌜 Thanh Hóa, từ năm 1951, trên đường đi xuống Sầm Sơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "đất rộng, người đông, của cải nhiều, chỉ thiếu sự sắp đặt và thu xếp". Thanh Hóa phấn đấu trở thành một trong tứ giác phát triển phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa.
Nghệ An cũng tương tự Thanh Hóa 𝓡với diện tích lớn nhất cả nước, dân số đứng thứ tư cả nước.
🌞"Xây dựng cơ chế đặc thù cho những nơi này là để các địa phươn༺g có lực phát triển mới hơn", lãnh đạo Quốc hội nói.
Trước đây, Quốc hội đã ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù cho Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Do đó, nguyên tắc xây dựng nghị quyết lần này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, là đảm bảo phù ꦯhợp quy định Hiến pháp, pháp luật, ngân sách Nhà༒ nước, mặt bằng đã áp dụng với ba thành phố kia.
"Các tỉnh đa🌃ng mong chờ hai vấn đề lớn trong nghị quyết, là phân cấp tăng quyền cho địa phương; tăng nguồn thu ngân sách, vốn để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh khi tỉnh chưa có điều kiện, trung ương cũng chưa hỗ trợ được", ông nói.
Loạt chính sách đặc thù cho 4 tỉnh, thành
Cụ thể, một trong 9 chính sách đặc thù được đề nghị là chính sách dư nợ vay. Chính phủ đề xuất để tỉnh Thừa Thiên 😼Huế, Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Còn tỷ lệ này của Hải Phòng, Thanh Hóa là 60%. Tổng mức vay và bội chi ngân sách của các tỉnh, thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định.
Chính phủ đề xuất, hằng năm, trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Hải Phòng không quá 70% số tăng thu từ các khoản thu🔯 phân chia giữa ngân sách trung ương và địa phương. Phần còn lại sau khi thưởng vượt thu và các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%.
Còn với Thanh Hóa, hằng năm, ngân sách 💟trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh không quá 70% số tăng thu từ xuất, nhập khẩ🔯u qua Cảng biển Nghi Sơn. Khoản này dùng để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư các dự án trọng điểm.
Tương tự, với tỉnh Thừa Thiê🍌n Huế và Nghệ An, tỷꩵ lệ này cũng là 70% và việc bổ sung này nhằm thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của địa phương.
Các khoản trung ương bổ sung này cho♋ các địa phương đều không vượt quá số tăng thu so với năm trước và ngân sách trun🌳g ương không hụt thu.
Về định mức chi thường xuyên, dự thảo đề xuất các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên 💧Huế được phân bổ thêm 45% theo tꩵỷ lệ phần trăm số chi tính theo định mức dân số năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.
Về chính sách phí, lệ phí, HĐND TP Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa được quyết định các loại phí,ꦗ lệ phí chưa trong Danh mục ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Với loại phí, lệ phí có trong danh mục, HĐND hai ♏địa phương được điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ.
Ngân sách Hải Phòng và Thanh Hóa được hưởng 100% số thuও tăng thêm do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí và không🍌 dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và địa phương.
Với tỉnh Thừa Thiên Huế, phí tham quan di tíchᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ trên địa bàn tỉnh được thu đầy đủ vào ngân sách nhà nước (sau khi trừ chi phí được trích để lại cho đơn vị sự nghiệp công lập để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí). Ngân sách địa phương được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan nộp vào ngân sách nhà nước để đầu tư trùng tu di tích lịch s🔯ử - văn hóa.
"Việc thí điểm chính sách phí, lệ phí phải đảm bảo có lộ trình phù hợp với trình độ vàꦺ yêu cầu phát triển của địa phương; không gây ra tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội...", Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói.
Về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, sau khi bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, HĐND TP Hải Phòng được quyết định sử dụng nguồn còn dư của ngân sách thành phố. Đồng thời, HĐND có thể dùng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các✤ cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc. Mức chi không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Mức thu nhập cho các chu♛yên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt do Hội đồng nhân dân quy định.
Dự thảo Nghị quyết cũng cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực cho trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địaꦰ bàn tỉnh. Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ Quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản𒆙 lý.
Quỹ bảo tồn di sản Huế được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của cಞác tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác; không sử dụng ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế để hỗ trợ Quỹ. Nguồn thu của Quỹ để đầu tư thực hiện công tác trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư c🌳hưa đủ...
Ủy ban Tài chính Ngân sách - cơ quan thẩm tra nhất trí ban hành Nghღị quyết. Hiệu lực thi hành dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2022 và có thời hạn 5 năm.
Hoàng Thùy - Viết Tuân