Ngày 14/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trình UBND thành phố việc cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng Covid-19. Toàn bộ học sinh sẽ tiếp tục ở nhà, học online theo thời khóa biểu. "Trong thời gian học sinh ở nhà, các trường chủ động phối hợp với phụ huynh trong việc quản lý, theo dõi sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt công tác pಌhòng dịch", văn bản nêu.
Nếu tờ trình được chấp nhận, Hà Nội là địa phương thứ ba, sau TP HCM và Hải Dương, ch🌟o học sinh dừng đến tr🌳ường, tiếp tục học online từ sau Tết Tân Sửu.
Trước đó sáng 31/1, UBND TP Hà Nội cho học sinh nghỉ từ 1/2 đến 16/2, tức nghỉ Tết sớm khoảng một tuần. Các trường chủ động triển khai dạy học online hoặc gia♔o bài tập để vừa đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên♔, vừa phòng dịch. Theo lịch công bố đầu tháng 1, học sinh Hà Nội nghỉ Tết 9 ngày, 8-16/2.
Từ ngày 28/1 đến 14/2, Hà Nội ghi nhận 31 ca Covid-19, cao thứ tư cả nước, tập trung ở 6 quận, huyện gồm: Nam Từ Liêm (13 ca), Cầu Giấy (5), Đông Anh (5), Mê Linh (5), Hai Bà Trưng (2), Đống Đa (1). Riêng hôm nay, thành phố có thêm hai ca nhiễm mới và phát hiện một người Nhật tử vong tại quận Tây Hồ dương tính nCoV. Hà Nội còn có 973 F1, hơn 10.000 F2.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 ngày 4/2, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo toàn ꩲngành kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy trực tuyến, "làm chắc chắn và chất lượng hơn năm ngoái". Nhiều trường phổ thông tại Hà Nội và các địa phương cũng lên phương án sẵn sàng dạy trực tuyến nếu nghỉ h🦋ọc kéo dài sau Tết Tân Sửu.
Từ ngày 28/1 đến tốiཧ 14/2, Bộ Y tế ghi nhận 637 ca nhiễm cộng đồng, ở 13 ✨tỉnh thành gồm: Hải Dương (461), Quảng Ninh (59), TP HCM (36), Gia Lai (27), Bình Dương (6), Bắc Ninh (5), Điện Biên (3), Bắc Giang (2), Hưng Yên (2) Hòa Bình (2), Hải Phòng, Hà Giang mỗi nơi một ca.
Thanh Hằng