Kiến nghị được ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật công đoà𝔍n (Liên đoàn lao động TP HCM) nêu tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu quốc hội TP HCM khi góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, chiều 13༒/10.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi hiện có hai phương án về rút BHXH một lần. Phương án một, chỉ nhóm tham gia trước khi luật có hiệu lực (dự kiến trước 1/7/2025) ܫmới được rút. Nhóm đóng sau thời điểm này không được rút, trừ người đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài địn♉h cư; mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Phương án hai, không phân biệt thời gian đóng, tất cả lao động đóng dưới 20 năm,꧃ sau một năm chưa tham gia hệ th🅰ống đều được rút nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất. Số năm còn lại được bảo lưu hưởng chế độ. Phương án này không giới hạn số lần lao động được rút.
Ông Triều cho biết thời gian qua đường dây nóng của trung tâm nhận được nhiều thắc mắc của người lao động về phương án rút BHXH một lần. Ở một số doanh nghiệp, người lao động ồ ạt nộp đơn nghỉ việc để chờ năm💎 sau nhận trợ cấp một lần. "Họ sợ pಌhương án hai được chọn, tức số tiền nhận chỉ còn 50% nên nghỉ rút trước", ông Triều nói.
Bên cạnh người lao động tự nghỉ, ô💃ng Triều cho rằng những lao động bị cắt giảm do doanh nghiệp hụt ꦺđơn hàng cũng chọn làm thời vụ, nhận trợ cấp thất nghiệp để chờ rút bảo hiểm. Dự báo năm sau số người nộp hồ sơ rút một lần sẽ rất lớn.
Để lao động an tâm, theo ông Triều cần chọn phương án một, tức người tham gia trước ngꦅày 1/7/2025 vẫn được quyền lựa chọn rút hay ở lại với hệ thống. "Nếu chọn phương án hai, tức mức hưởng giảm 50%, tôi lo sẽ có biến động lớn", ông nói.
Đồng quan điểm, ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, cho rằng quy đị⛦nh không cho rút BHXH một lần chỉ nên áp dụng với người tham gia từ khi luật sửa đổi có hiệu lực.
Theo ông Hiệp, một số nguyên nhân khiến người lao động chọn rút BHXH một lần như mất việc, không có tài chính tích lũy nhưn🔜g khó tìm được nguồn tài chính hỗ trợ; mức trợ cấp thất nghiệp chưa đủ trang trải cuộc sống; thói quen rút BHXH một lần từ trước đến nay... Vì vậy, khi nghe thông tin có sự thay đổi về phương án nhận trợ cấp một lần, người lao động đã tranh thủ "hưởng chạy luật".
Ông Hiệp cho rằng khi đã chọn phương án một, tức những người tham gia sau không còn được rút nữa, lúc này cần tính đến phương án hỗ trợ cho người thực sự khó khăn, cần một khoản tiền để trang trải cuộc sống. Do đó, học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc, BHXH TP HCM đề xuất ngân hàng chính sách cần có chương💜 trình cho người lao động vay thế chấp bằng chính khoản đóng góp của người lao động vào quỹ.
Còn theo ông Trần Văn Triều, khi đã chọn phương án một cần tăng cường tuyên truyền cho nhóm lao động chuẩn bị gia nhập thị trường hiểu rõ bản chất, lợi ích của BHXH. Nhiệm vụ này không🗹 chỉ của công đoàn, doanh nghiệp mà còn của các ngành, trường học.
"Đích đến của bảo hiểm xã hội là về già có lương hưu, đảm bảo ốm đau, tai nạn, bệnh tật có hệ thống bảo vệ. Đó là trách nhiệm của mỗi lao động với chính bản t💧hân họ, để không trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội", ông Triều nói.
Tại buổi góp ý, đại diện BHXH TP HCM cũng nêu thực trạng hiện có nhiều trường hợp sau khi nhận BHXH một lần muốn trả lại tiền để bảo lưu thời gian tham gia, tiếp tụ𓂃c đóng để hưởng lương hưu.
"Đây là đề ng♌hị chính đáng và phù hợp với mục tiêu càng có nhiều người hưởng lương hưu", ông Hiệp nói và đề xuất ở lần sửa luật này cần bổ sung trường hợp đã nhận trợ cấp một lần được hoàn trả tiền đã nhận và 🅘trả thêm khoản lãi tương ứng với mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH từ lúc nhận đến lúc trả lại.
Dự án Luật B𓂃ảo hiểm xã hội sửa 😼đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/7/2025.
Lê Tuyết