Đề xuất𒀰 Bộ Giao thông Vận tải, ACV dự kiến xây mới đường cất hạ cánh bảo đảm khai thác máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Sân đỗ máy bay sẽ được xây dựng đảm bảo 1 vị trí đỗ ATR72 và 2 vị trí đỗ A320/A321. Tuy nhiên, thay vì xây mới, ACV dự kiến chỉ cải tạo, mở rộng nhà ga hiện tại từ công suất 300.000 khách một năm lên 500.000 khách/ năm.
Doanh nghiệp này dự kiến s💜ơ bộ tổng mức đầu tư dự án là hơn 1.539 tỷ đồng (chưa gồm chi phí giải phóng mặt bằng). Tron🃏g đó, chi phí đầu tư khu bay gần 1.000 tỷ đồng, khu hàng không dân dụng hơn 256 tỷ đồng, còn lại là chi phí dự phòng.
Như vậy, so với phương án xây mới hoàn toàn ACV đưa ra cuối năm 2019, tổng mức đầu tư lần này giảm một nửa. Tổng mức đầu tư khoảng 3.280 tỷ đồng (🦩chưa kể giải phóng mặt bằng), trong đó công trình khu bay dự kiến 1.400 tỷ đồng; khu hàng không dân dụng 1.700 tỷ đồng, điều hành bay 155 tỷ đồng. ACV dự kiến xây nhà ga mới có công suất phục 2 triệu khách mỗi năm.
ACV đánh giá việc đầu tư ngay nhà ga với công suất 2 triệu hành khách một năm là chưa phù hợp với quy mô, khả năng phát triển dân số tại địa phương, thị trường, cũng như trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng đến ngành hàng k🌸hông Việt Nam.
Vì thế, phương án cải tạo, nâng công suất lên 500.000 khách mỗi năm để bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu hoạt động khai thác, chất lượng dịch♔ vụ.
T♉ại cuộc họp về triển khai nâng cấp, mở rộng sân bay này cuối tháng 7, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu ACV tính toán, có ý kiến chính thức gửi Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về năng lực đầu tư cảng hàng không Điện Biên.
Hiện tại, Điện Biên là sân bay nội địa cấp 3C, gồm một đường bă🌼ng dài 1.830 m được đưa vào sử dụng từ năm 1994, chỉ đón được máy bay ATR72.
Anh Tú