Ph😼át biểu tại phiên họp tổ về tình hình phát triển kinh tế xã hội sáng 23/5, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết khi đi qua đường Hoàng Mai, ông thấy nhiều căn hộ chung cư từng dùng làm bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 giờ bị bỏ không. Khu vực cầu Chương Dương ♚sang Gia Lâm cũng có hàng loạt chung cư, căn hộ tái định cư bỏ hoang.
Dẫn số liệu Hà Nội có hơn 14.200 căn chung cư chưa sử dụng, T꧋P HCM có 14.000 căn tái định cư bỏ không, ông Hiếu đánh giá thực trạng này gây lãng phí lớn vì giá chung cư đang tăng cao. "Chún🌞g ta phải có giải pháp đồng bộ, có thể đấu giá hoặc chuyển mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội hoặc cho thuê", ông gợi ý.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết nhà tái định cư cũng là tài sản của nhà nướ𝔍c nên các quy định, thủ tục phải thực hiện theo luật. Hiện nay, cơ quan quản ☂lý đang tính toán cơ chế để đề xuất chuyển đổi sang nhà ở xã hội.
Đại biểu Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên ngân hàng Agribank, đề xuất Hà Nội đầu tư vào nhà ở xã hội sau đó cho thuê dài hạn. Điều này sẽ giải quyết bài toán nhà🐓 ở cho người lao động thu nhập thấp, công nhân.
"Nếu Nhà nước được quyền phát hành trái phi𒆙ếu thì lãi suất rất thấp, chỉ 3-4% và người dân thuê nhà cũng có giá hấp dẫn. Khi có lãi suất tốt, có thể xây được khu nhà ở xã hội với đầy đủ hạ tầng, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân", ông Ấn nói.
Theo báo cáo của các địa phương, cả nước hiện có hơn 500 dự án nhà ở xã hội đã triển khai với quy mô 🍃418.200 căn. Con số này tăng thêm 4 dự án, 6.950 căn so với báo cáo giữa tháng 3.
Tuy nhiên, nhiều người dân phản ánh khó tiếp cận thông tin các dự án. Gần đây, tại một chương trình gặp gỡ lãnh đạo UBND TP HCM, công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội bởi nguồn cung khan hiếm. Họ nói "chỉ thấy nhà ở xã hội trên tivi, không biết dự án ở🐎 đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao".
Liên quan tới gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã rút gọn điều kiện cho doanh nghiệp vay. Ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà n♒ước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank), TPBank và VPBank đã đăng ký tham gia, mỗi ngân hàng 5.000 tỷ đồng. Đến nay, các ngân hàng thương mại đã giải ngân 1.144 tỷ đồng, gồm 1.133 tỷ cho chủ đầu tư; 11 tỷ cho người mua nhà.
Tuy nhiên, nhiều tỉnh, thành phố lớn, tập trung nhiều khu công nghiệp như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỷ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mụ🍸c tiêu của đề án. Việc giải ngân gói tín dụng 120.00😼0 tỷ đồng còn chậm. Các doanh nghiệp đầu tư gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai.