Trong kiến nghị gửi Bộ Giao thông Vận tải mới đây, UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương sẽ phù hợp với tình hình thực tế. Các tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao L♕ãnh - An Hữu đều được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.
Hình thức đầu tư mà UBND tỉnh Tiền Giang đề xuất đã thay đổi so với phương án hai tháng trước. Hồi tháng 7, lãnh đạo tỉnh này đã làm việc với doanh nghiệp dự án, thống nhất đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 theo hình thức đối tác công tư (PPP). Dự án dự kiến có tổng vốn đầu tư 9.500 tỷ đồng😼 gồm lãi vay, trong đó, vốn ngân sách khoảng 4.700 tỷ đồng (chiếm khoảng 50% tổng đầu tư), dự kiến giai đoạn 2 sẽ hoàn thành trong năm 2025.
Hiện cao tố꧂c Trung Lương - Mỹ Thuận được quy hoạch, giải phóng mặt bằng chiều rộng hơn 32 m, đáp ứng xây 6 làn xe và hai làn dừng khẩn cấp trong giai đoạn 2.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 đã được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, với 4 làn xe rộng 3,5m và dải phân cách g🧸iữa. Tuyến đường không bố trí làn dừng khẩn cấp mà có điểm dừng xe khẩn cấp ngắt quãng, song giải pháp này không hiệu quả vì xe gặp sự cố không thể tự chạy tới điểm dừng và gây khó khăn cho vi🌼ệc cứu hộ trên đường.
Sau khi thu phí từ 9/8, lưu lượng phương tiện giao thông trên tuyến khá lớn. Do quy mô đầu tư giai đoạn 1 được tính toán dựa trên lượng xe cách đây hơn 10 năm nên không còn ph🤪ù hợp với sự gia tăng của phương tiện, đòi hỏi mở rộng giai đoạn 2.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến huyết mạch miền Tây Nam Bộ, kết nối với tuyến TP HCM - Trung Lương, dài 51 km, rộng 16 m, 4 làn xe, đưa vào khai thác giúp giảm tải cho quốc lộ 1, rút ngắn thời gian TP HCM đi Mỹ Thuận từ 3 tiếng còn 1 tiếng 45 phú😼t.