Nội dung vừa được Công ty TNHH Saigon Public Transport gửi Sở Giao thông Vận tải TP HCM, nhằm tăng cường quản lý loại hình xe đưa rước học sinh trên địa bàn. Đây là đơn vị đang vận hành hệ thống xe điện chở khách du lịch ở khu vực nội đô.
Ôtô đưa đón học sinh được đề xuất dùng loại 8 chỗ nhằm dễ di chuyển trên các tuyến đường nhỏ. Trên xe đượ✤c lắp đặt camera, GPS, giúp phụ huynh và nhà ꦡtrường theo dõi các hoạt động theo thời gian thực thông qua hệ thống website quản lý, ứng dụng di động.
Theo doanh nghiệp đề xuất, trong quy trình đưa đón, hệ thống ứng công nghệ thông minh để phục vụ theo dõi, kiểm soát học sinh. Cụ thể, tài xế, bảo vệ hoặc quản lཧý trường sẽ quét mã học sinh mỗi khi🉐 lên xuống xe, ra vào trường.
Các dữ liệu gồm: thông tin học sinh, thời gian lên xuống xe, điểm danh, sẽ đồng bộ với hệ thống quản lý và thông báo tự động trên ứng dụng di động. Hệ thống cũng có tính năng cảnh báo nhà trꦯường, phụ huynh nếu thời gian đưa đón bị chậm trễ, cùng các thông tin về tài xế, hành trình xe chạy...
Xe đưa đón học sinh hiện có hai loại hình phổ biến, một là xe nhà trường tự đầu tư, hai là ký hợp đồng với các đơn vị kinh doanh vận tải phục vụ đưa đón. Sau trường hợp bé trai 5 tuổi ở Thái Bình bị bỏ quên trên xe đưa rước dẫn đến tử vong hồi cuối tháng 5, Bộ Giao thông Vận tải cùng các địa phương đang tăng cường r🐲à soát, kiểm soát loại hình này.
Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất áp dụng nhiều quy định riêng đối với xe đưa rước học sinh, như còi báo động, âm thanh khẩn cấp...
Mới đây, 𒆙góp ý về dự thảo tổng kết thí điểm hoạt động x𝓡e điện 4 bánh chở khách tham quan, du lịch ở TP HCM, Sở Giao thông Vận tải thành phố đề xuất về lâu dài, loại hình này cần được mở rộng cho các mục đích khác như kết nối giao thông công cộng, chở học sinh.
Gia Minh