Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất ngoài hạ tuổi, người cao tuổi đ𝓰ủ điều kiện nhận trợ cấp 500.000💯 đồng mỗi tháng từ ngân sách nhà nước thay vì 360.000 đồng như hiện hành và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Tùy điều kiện kinh tế xã hội và ngân sách từng thời kỳ, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Nếu đề xuất được thông qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ước tính thêm 🅰700.000 người cao tuổi vào lưới an sinh. Kinh phí phát sinh mỗi năm khoảng 7.100 tỷ đồng t🐻ừ việc giảm độ tuổi và tăng mức trợ cấp.
Cơ quan soạn thảo cho rằng giảm tuổi hưởng giúp người già có thêm tiền cải💝 thiện cuộc sống. Chính sác♈h cũng giảm áp lực cho các địa phương có ngân sách hạn hẹp do tiền chi trợ cấp cho người trên 80 tuổi hiện do các tỉnh thành đảm nhiệm. Song nâng mức tiền trợ cấp dễ gây so sánh với nhóm đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội, tạo áp lực phải tăng mức trợ giúp.
Trợ cấp hưu trí xã hội là khoản tiền ngân sách nhà nước cấp cho người già trên 80 tuổi không có lương hưu cũng như trợ cấp BHXH hàng tháng. Độ bao phủ an sinh cho người già sau tuổi nghỉ hưu của cả nước mới đạt 35%, trong đó 2,7 triệu người hưởng lương hưu, 630.000 ꧃người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và hơn 1,8 triệu người hư🅠ởng trợ cấp hưu trí xã hội. Nghị quyết 28 của Trung ương đặt mục tiêu bao phủ 55% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030.
Tổ chức Lao động quốc tế dự báo nếu không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì năm 2030 Việt Nam sẽ có trên 16 triệu người cao tuổi không có lương hưu do tốc độ già hóa xảy ra nhanh hơn cả tốc độ phát triển kinh tế. Còn khảo sát của Chương tr🐓ình Quỹ dân số Liên Hợp Quốc cho kết quả nguồn thu nhập của người già Việt Nam phần lớn đến từ sự hỗ trợ của con cái, tới 38%; 29% từ tiếp tục làm việc, chỉ 15% hưởng hưu trí và 10% nhận trợ cấp xã hội.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã hoàn thiện lấy ý kiến lần đầu, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trìn✨h Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có ꧂hiệu lực từ 1/1/2025.
Hồng Chiêu