Đây là lần đꦆầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.
Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức đủ 15 tuổi tr🦄ở lên, được làm việc bán thời gian ౠnhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong kỳ học, không quá 48 giờ một tuần trong kỳ nghỉ.
Theo Bộ luật Lao động hiện hành, lao động ở doanh nghiệp làm không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 40 giờ; làm thêm dưới 40 giờ mỗi tháng và ♌không quá 200 giờ mỗi năm.
Như vậy, nếu đang trong kỳ học, số giờ làm việc bán thời gian trong tu🅰ần của học sinh, sinh viên gần bằng một nửa của người lao động bình thường. Dự thảo chỉ đưa ra giới hạn về giờ làm việ﷽c theo tuần. Nếu áp dụng quy định làm việc 5 ngày mỗi tuần, trung bình các em được làm 4 tiếng mỗi ngày.
Tiền công của học sinh, sinh viên sẽ theo thỏa thuận với người sử dụng lao động, căn cứ thời gian, khối lượng và chất lượng công việc. Các em đư🌄ợc bình đẳng về cơ hội việc làm, không bị phân biệt đối xử, được bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.
Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý học sinh, s🐭inh viên làm việc bán thời gian.
Ở Việt Nam ch𒈔ưa có nghiên cứu nào trên quy mô cả nước♒ về việc học sinh, sinh viên làm thêm. Tuy nhiên, một số đề tài khảo sát ở cấp trường đại học cho thấy 70-80% sinh viên đang hoặc từng đi làm thêm.
Theo quy định, mức thù lao tối thiểu với lao động hiện nay là 15.6🧔00 đến 22.500 đồng một giờ, tùy theo vùng.
Trên thế giới, nhiều nước cũng quy định du học sinh được làm thêm 20-24 giờ mỗi tuần như Anh, Australia, Mỹ, Phần Lan, Ba Lan. Cá biệt có Thụy Điển không giới🔯 hạn số giờ, trong khi Thụy Sĩ chỉ cho sinh viên quốc tế làm thêm 15 giờ một tuần.
Hồng Chiêu