Trong văn bản góp ý kế hoạch kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải đề 💎nghị bổ sung kiểm toán một số quỹ tài chính ngoài ngân sách, trong đó có Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Việc bổ sung này, theo ông Hải là🎃 cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế của quỹ này được nêu tại báo cáo đoàn giám sát Uỷ▨ ban Thường vụ Quốc hội với các quỹ tài chính ngoài ngân sách.
Theo bꩲáo cáo giám sát, số tiền trích quỹ bình ổn giá xăng dầu 300 đồng một lít để lại cho các doanh nghiệp đầu mối thực chất là "khoản thu trước của người dân, doanh nghiệp". Đoàn giám sát đề nghị nghiên cứu bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu bởi "việc thu trước của người dân 300 đồng một lít để tạo quỹ gây ra lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng trong điều chỉnh giá".
Trong văn bản kiến nghị gửi Chính phủ hồi tháng 5, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cho rằng, việc trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu 300 đồng một lít theo quy địn🧜h tại Nghị định 83 điều hành xăng dầu đang khiến "người tiêu dùng chịu thiệt hơn là lợi" khi bản chất là người dân đang phải ứng trước cho quỹ.
Ngoài ra, theo VINPA, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu. Để kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường và giá trong nước diễn biến theo xu hướng giá thế giới, hiệp hội này kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăn𓂃g dầu. Bỏ Quỹ bình ổn giá, VINPA tin rằng, tính minh bạch công khai trong điều hành giá sẽ tốt hơn, tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống doanh nghiệp đầu mối.
Thực tế, Quỹ bình ổn xăng dầu đã được nhà điều hành xả mạnh từ quý IV/2018 và những thángꦛ đầu năm 2019. Riêng năm 2018 cơ qu🎉an quản lý đã chi 1.600 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn để "kìm" giá xăng.
Anh Minh