Tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 24/3 về dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) ngày 24/3, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm𒐪 Uỷ ban Kinh tế cho biết dự thảo trình lần này là bổ sung hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại các dự án PPP do bản chất đây là các dự án đầu tư công.
Theo đó, kiểm toán Nhà nước sẽ tham gia kiểm toán trước và sau khi ký hợp đồng dự án. Ở giai đoạn trước, Kiểm toán Nhà 𝓰nước sẽ kiểm toán quá trình chuẩn bị dự án, kết quả chọn nhà đầu tư dự án PPP.
Saܫu khi ký hợp đồng, Kiểm toán Nhà nước sẽ đánh giá tính kinh tế, hiệu quả dự án PPP; kiểm toán tài chính và tuân thủ v💜iệc sử dụng vốn Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư...
Đồn𝐆g ý cần Kiểm toán N💦hà nước vào cuộc tại các dự án PPP do đây là các công trình đối tác công - tư, tức là tài sản công, nhưng ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại băn khoăn, sự tham gia của kiểm toán ngay từ khâu hồ sơ, trước khi ký hợp đồng chưa thoả đáng. Theo ông, quy định như vậy không phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, kiểm toán chỉ vào cuộc khi có nghiệp vụ phát sinh. Trường hợp chưa phát sinh hoạt động gì đã kiểm toán hồ sơ thì "không rõ sẽ kiểm toán g💝ì đây".
"Dự án PPP là dự án công, tạo ra tài sản công thì phải kiểm toán, nhưng kiểm toán giai đoạn nào thì phải cân nhắc, nếu kiểm toán ngay giai đoạn hồ sơ, là chưa hợp lý", ông Hiển nhấn൩ mạnh.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách nhận xét, quy định kiểm toán ở giai đoạn trước khi ký hợp đồ�ℱ�ng, hồ sơ dự án chưa được phê duyệt là vô lý. Ông nói, như vậy sẽ đặt cơ quan kiểm toán vào thế khó khi phải đóng vai cơ quan giám định tư pháp. Trong khi người chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ dự án đáng lý thuộc về cơ quan trình, phê duyệt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng băn khoăn, dự thảo luật PPP lần này có giải quyết được những hạn chế của hình thức đầu tư BOT vừa qua hay không. Theo bà, kỳ vọng khi làm luật PPP là thu hút nhiều hơn vốn tư nhân vào các dự án đầu tư, thay đổi diện mạo các dự án đầu tư. Nhưng với những quy định thủ tục rườm rà, như kiểm toán tham gia 2 vòng, trước khi ký hợp đồng, sau khi ký hợp đồng dự án, 🔯🌳hay loạt thủ tục quy định về giám sát cộng đồng... sẽ khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng.
"Nếu tôi là doanh nghiệp, đọc dự án luật này xong chưa bỏ tiền đầu tư. Thế giới họ làm PPP rất nhiều, chúng ta phải xem và học hỏi ki⛄𝔉nh nghiệm, thông lệ quốc tế", bà Ngân nói.
Tại phiên họp, góp ý vào quy định về chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước - nhà đầu tư tại các dự án PPP, nhiều ý kiến đại biểu nói "chưa công bằng".
Dự luật đưa ra 2 cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư trong hợp đồng PPP, gồm bảo đảm cân đối ngoại tệ và chia sẻ rủi ro𓄧 doanh thu giữa Nhà nước - nhà đầu tư. Về cơ chế ⛎bảo đảm cân đối ngoại tệ áp dụng cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng.
Còn cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu, Chính phủ trình 2 phương án. Một là Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh t꧟hu cam kết tại hợp đồng. Phương án 2, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án♏ cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.
Phó chủ tịch Quốc hội Phꦡùng Quốc Hiển nói, nếu quy định Nhà nước chia sẻ rủi ro dựa trên tăng/giảm doanh thu dự án là không phù hợp cơ chế thị trường. Theo ông, khi nói đến PPP là nhắc tới hợp đồng, cơ chế thoả thuận nhà đầu tư lời ăn lỗ chịu theo nguyên tắc thị trường. Vì thế, Nhà nước chỉ chia sẻ rủi ro trong trường ♊hợp bất khả kháng như thiên tai.
"Nếu không cẩn thận sẽ thành gánh nợ cho quốc gia khi thực hiện tràn lan các dự án PPP", ông Hiển nêu và 🥂nhấn mạnh, Nhà nước chỉ nên chia sẻ rủi ro khi dự án thua lỗ, còn tr🌞ường hợp giảm doanh thu, nhà đầu tư phải chịu.
Do còn nhiều ý ki🎀ến khác nhau, dự thảo luật PPP sẽ được trình, thảo luận tại phiên họp Đại biểu chuyên trách, phiên họp tháng 4 của Uỷ ban Thường vụ Q🎃uốc hội trước khi trình Quốc hội vào tháng 5 tới.
Anh Minh